Điều kiện tiên quyết đổi mới giáo dục Tiểu học

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dự và phát biểu tại Hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dự và phát biểu tại Hội nghị.

Hiệu quả nhìn từ thực tế

Từ năm học 2016- 2017 các trường tiểu học ở các địa phương đã áp dụng đổi mới PPDH: Mô hình trường học mới (MHTHM); Bàn tay nặn bột (BTNB); Dạy học Mỹ thuật theo dự án hỗ trợ của Đan Mạch (MTĐM) và Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục (TV1CNGD). Đổi mới phương pháp dạy học đã phát huy vai trò quan trọng, nâng cao chất lượng dạy học cũng như đổi mới giáo dục.  

Với MHTHM, nếu từ năm học 2016- 2017 mới có 1370 trường TH (trong 1447 trường TH tham gia dự án MHTHM trước đây), 3067 trường TH không thuộc Dự án trước đây với 1.010.149/7.801.560 HS đã thực hiện MHTHM thì đến năm học 2019- 2020 dự kiến có khoảng 3.800 trường TH với 1.550.000 HS sẽ thực hiện MHTHM.

Việc thực hiện MHTHM nhìn chung đã thành công, đạt hiệu quả tốt, tạo tiền đề vững chắc và điều kiện thuận lợi cho đổi mới chương trình, SGK sắp tới về cả cơ sở vật chất, đội ngũ GV và HS; Thay đổi được cách thức tổ chức lớp học, tự quản và tự học của HS được nâng lên. Mối quan hệ giữa GV với HS, nhà trường với cộng đồng, môi trường học tập; Thay đổi cách nhìn về quá trình dạy học của GV, giúp định hướng cho GV một cách rõ ràng; Chất lượng môn Toán, TV cơ bản ổn định so với chương trình hiện hành; HS được phát huy tính chủ  động, linh hoạt, sáng tạo, khả năng tự học…

Dạy học MTĐM được triển khai ở một số địa phương. Việc triển khai đã khuyến khích GV thiết kế nội  dung học tập bằng cách sắp xếp lại từ các bài học riêng lẻ trong SGK hiện nay thành từng bài học theo chủ đề, dựa trên cốt chuyện…

Dạy học TV1CNGD được nhìn nhận đã phát huy được khả  năng tư duy của HS, HS tự làm ra sản phẩm giáo dục, tạo hứng thú cho HS trong học tập. Có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ GD&ĐT, có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật cho các địa phương 1 lần/học kỳ ở năm đầu tiên thực hiện đã giúp GV nắm chắc thêm quy trình và phương pháp dạy học; giải đáp những thắc mắc của GV trong quá trình giảng dạy…

Vướng mắc cần tháo gỡ

Đại diện ngành giáo dục 63 tỉnh thành đã tham dự hội nghị
Đại diện ngành giáo dục 63 tỉnh thành đã tham dự hội nghị

Tuy vậy bên cạnh những ưu điểm thuận lợi từ việc triển khai một số đổi mới PPDHT cấp tiểu học vẫn còn một số hạn chế được cán bộ quản, giáo viên chỉ ra sau quá trình triển khai.

Ví như việc quản lý, tổ chức lớp học theo MHTHM ở một số trường, một số lớp còn mang tính hình thức. Các Hội đồng tự quản được thành lập nhưng GV chưa tổ chức, chưa tạo điều kiện để HS hoạt động thực sự...

Hoặc với phương pháp dạy học BTNB cũng ghi nhận những khó khăn khi một bộ phận CBQL, GV, PHHS về bản chất của PP BTNB và các PP dạy học tích cực khác còn hạn chế; Việc quản lý chuyên môn nhất là việc quản lý chương trình  dạy học/ giáo dục của một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý cấp sở/phòng/trường còn nặng nề theo phong cách hành chính…Việc dự giờ nhận xét đánh giá giờ dạy của nhiều cán bộ quản  lý cấp sở/phòng/trường còn chậm đổi  mới; Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn và khả năng sắp xếp lại nội dung dạy học để xây dựng các chủ đề dạy học của GV còn hạn chế…

Với PPDH MTĐM cần được tạo điều kiện để triển khai đổi mới đồng bộ, trong khi điều kiện áp dụng tại một số trường học ở Việt Nam chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ dẫn tới hiệu hiệu quả còn hạn chế. Công tác triển khai dạy học theo PPDH MTĐM đôi chỗ còn máy móc, thiếu sự linh hoạt chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Việc sắp xếp thời khóa biểu để đáp ứng dạy học liên tục 2-3 tiết của 1 chủ đề/tuần cũng gây khó khăn cho thời khóa biểu chung của nhà trường…

Khi triển khai dạy học TV1CNGD lại ghi nhận sự khó khăn về trình độ GV chưa đồng đều; giáo viên mới ra trường còn ôm đồm kiến thức khi giảng dạy; một số GV đã quen với phương pháp cũ nên ngại đổi mới. Mặc khác điều kiện cơ sở vật chất của một số trường còn khó khăn, không đủ lớp học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày; thiết bị đồ dùng dạy học theo tài liệu TV1CNGD còn hạn chế, đa số sử dụng thiết bị đồ dùng cải tiến từ chương trình tiếng Việt hiện hành.

Điều kiện tiên quyết để đổi mới giáo dục

Giáo dục Tiểu học đạt được nhiều thành tựu tự hào nhờ đổi mới PPDH
Giáo dục Tiểu học đạt được nhiều thành tựu tự hào nhờ đổi mới PPDH  

Lắng nghe những chia sẻ, đánh giá ưu nhược điểm, tồn tại khó khăn từ các địa phương trong vấn đề triển khai đổi mới các phương pháp dạy học, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã khẳng định: Việc đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện tiên quyết để đổi mới giáo dục. Như vậy, ngành giáo dục các  địa phương cần quan tâm giải  quyết 3 vấn đề quan trọng.

Trước hết cần nâng cao nhận thức cho mọi CB, GV, NV, PHHS... và toàn xã hội trong về vấn đề trên là vô cùng quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện tiên quyết để đổi mới giáo dục. Đổi mới PPDH phải trở thành khát vọng, tâm huyết của mỗi nhà giáo. Ngành giáo dục cần đặt ra quyết tâm đổi mới một cách quyết liệt và cao nhất.

Cùng đó, ngành giáo dục các địa phương, nhà trường, thầy cô giáo cần tiếp tục triển khai đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của các PPDH và phù hợp với tiếp nhận của học sinh. Bên cạnh những PPDH  như  BTNB, MHTHM,  MTĐM, TV1CNGD thì cần có sự tổng kết, đánh giá một số PPDH khác để có sự áp dụng phù hợp.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng đặc biệt lưu ý các địa phương cần tạo điều kiện cơ bản để việc đổi mới PPDH được triển khai. Cụ thể cần chú ý xây dựng đội ngũ GV đủ phẩm chất năng lực, sự tâm huyết trách nhiệm trong việc đổi mới PPDH; Cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ GV, tạo động lực để GV làm tốt nhất trong vấn đề đổi mới PPDH; Vấn đề XHH GD tạo tiền đề cơ sở vật chất cho đổi mới PPDH cần công khai minh bạch, có minh chứng để chuyển vật chất thành chất lượng giáo dục. Đặc biệt, đội ngũ CBQL GD cần là người đi đầu  trong vấn đề đổi mới các PPDH…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.