Điều chỉnh Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2080/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025.

Ảnh ngoại ngữ
Ảnh ngoại ngữ

Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ

Định hướng của Đề án điều chỉnh nhằm tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ với hệ thống học liệu điện tử phù hợp mọi đối tượng để người học có thể học ngoại ngữ, tiếp cận tiếng bản ngữ mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, đặc biệt trong phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng nói.

Tạo môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để giáo viên, giảng viên, thành viên gia đình và người học (học sinh, sinh viên...) cùng học ngoại ngữ.

Bảo đảm năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học, môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo.

Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá của quốc gia trong dạy và học ngoại ngữ. Ưu tiên hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đối với các khu vực khó khăn. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trong dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trường. Đổi mớỉ công tác quản lý Đề án bảo đảm thiết thực, khả thi và hiệu quả.

Ban hành chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non

Đề án điều chỉnh đưa ra mục tiêu, đối với giáo dục mầm non, đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non.

Đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2.

Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12); 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo;

Cũng đến năm 2025, phấn đấu 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuần đâu ra và ngành đào tạo; triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ.

Đồng thời, năm 2025, phấn đấu 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo; phấn đấu hoàn thành xây dựng các chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ), ưu tiên các chương trình tự bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ) đến năm 2025.

Lớp học thông minh
Lớp học thông minh

8 giải pháp quan trọng

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Đề án đưa ra 8 giải pháp quan trọng. Đó là:

Thứ nhất: Ban hành và triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ.

Thứ 2: Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực khảo thí ngoại ngữ của quốc gia.

Trong đó, xây dựng quy trình triển khai và ngân hàng dữ liệu về hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông.

Giờ học Ngoại ngữ
Giờ học Ngoại ngữ

Xây dựng quy trình và giới thiệu mô hình triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên. Đồng thời, triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ:

Thứ 3: Phát triển đội ngũ giáo vịên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng.

Thứ 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ.

Thứ 5: Đẩy mạnh công tác truyền thông, họp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ.

Thứ 6: Nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ.

Thứ 7: Đẩy mạnh xã hội hoá trong dạy và học ngoại ngữ.

Thứ 8: Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án gồm: Nguồn ngân sách nhà nước bố
Điều chỉnh Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ảnh 4
trí hằng năm cho chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước; kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.