Điều cấm kỵ khi phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo

Mặc dù không có quy chuẩn về phóng sinh, nhưng các nhà sư đều cho rằng, phóng sinh là khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, cần phát xuất từ lòng từ bi, vì sự sống của cá. Vì vậy nên tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh.

Điều cấm kỵ khi phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo

Đã thành thông lệ, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là mọi người lại lo mua sắm chuẩn bị cúng ông Táo, phóng sinh cá chép… Đây là tục lệ mang nhiều ý nghĩa nhân văn khởi nguồn từ câu chuyện về ba vị thần trông coi chuyện bếp núc, đất đai và gia đình.

Người dân thả cá chép cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Ảnh: Thiện Tâm
Người dân thả cá chép cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Ảnh: Thiện Tâm

Câu chuyện này kể về 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích 2 ông 1 bà, tức vị thần đất, thần nhà và thần bếp núc.

Theo tín ngưỡng dân gian, cúng ông Công ông Táo là dịp các gia đình tiễn ""thần bếp"" lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử... của gia đình trong năm đó, đồng thời bày tỏ sự tri ân của gia đình đối với các vị ""thần bếp"" quanh năm lo toan, cai quản, duy trì nếp sinh hoạt gia đình.

Theo các chuyên gia văn hóa, trong ngày cúng ông Công ông táo các gia đình có thể dùng cá chép thật hoặc cá giấy đều được. Tuy nhiên, với các gia đình có điều kiện nên dùng cá chép thật để làm lễ sau đó thả phóng sinh. Hành động này vừa mang ý nghĩa “đưa ông Táo bay về trời” theo phong tục dân gian vừa hướng con người đến những điều thiện, giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Sau khi phóng sinh cá chép ở hồ Tây, bà Phạm Thị Bích (Lạc Long Quân, Tây Hồ) chia sẻ, năm nào cũng vậy bà thường cùng con cháu làm bữa cơm cúng ông Công ông Táo lên trầu trời, xong xuôi cả nhà cùng mang cá ra hồ Tây để thả, cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.

“Đây là phong tục truyền thống từ thời cha ông để lại nên tôi thường dặn các con cháu thực hiện các nghi lễ phóng sinh cá chép. Trước khi phóng sinh tôi thường đọc bài khấn để mong 3 vị thần nghe được mong ước của gia đình”, bà Bích chia sẻ.

Các tình nguyện viên tuyên truyền cho người dân ‘Thả cá, đừng thả túi nilon’. Ảnh: Thiện Tâm.
Các tình nguyện viên tuyên truyền cho người dân ‘Thả cá, đừng thả túi nilon’. Ảnh: Thiện Tâm.

Mặc dù không có quy chuẩn về phóng sinh, nhưng các nhà sư đều cho rằng, phóng sinh là khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, cần phát xuất từ lòng từ bi, vì sự sống của cá. Vì vậy nên tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh.

Cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân kịp lên thiên đình. Đồng thời, khi thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi, không tập trung một chỗ, để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết; không nên cầm cả xô đổ cá; không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước…

Phong tục phóng sinh cá chép mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhưng việc thả cá cần phải đúng cách để tránh ảnh hưởng đến môi trường.

Năm nay, chiến dịch “Thả cá đừng thả túi nilon” vẫn được nhiều bạn trẻ tiếp tục thực hiện để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường và giữ gìn nguồn nước.

Tục thả cá chép chầu trời là phong tục truyền thống, trở thành nét đẹp trong văn hóa người Việt. Vì vậy, mỗi người dân hãy tự ý thức bản thân góp phần hoàn thiện, tô đẹp hơn cho văn hóa dân tộc. Phong tục đẹp thực sự cần hành vi đẹp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.