Điều bố mẹ nên làm khi con bị bắt nạt

GD&TĐ - Đôi khi ở trường hoặc ở đâu đó, con bạn bị kẻ xấu bắt nạt, dọa nạt hoặc lạm dụng. Bạn sẽ xử lý ra sao? Hãy tham khảo những điều sau đây để bảo đảm sự an toàn cho con em của mình.

Tin tưởng và lắng nghe con

Khi con kể về việc có một bạn/một người lớn nào đó bắt nạt con. Bạn cần cho con thấy rằng bạn tin tưởng vào quyết định của chúng. Làm như vậy sẽ tạo ra gắn kết trong việc xây dựng lòng tôn trọng với con. Nó cũng giúp xây dựng tính quyết đoán, tự chủ và sức mạnh của con.

Quan trọng nhất, hãy sẵn sàng nếu bất cứ khi nào con cần. Hướng dẫn con cách vượt qua tình huống, nhưng hãy để con chủ động. Con cần sự hỗ trợ của bạn, đôi tai lắng nghe và sự đồng cảm của bạn, nhưng chúng cũng cần được trao quyền tự chủ.

Hãy cho con biết bạn có sự hỗ trợ nhưng bạn cũng tin tưởng vào khả năng xử lý tình huống của con nếu điều đó là phù hợp.

Nâng cao sức mạnh cho con

Cha mẹ cần hướng dẫn khi biết con có hành vi bị bắt nạt (hình minh họa).

Cha mẹ cần hướng dẫn khi biết con có hành vi bị bắt nạt (hình minh họa).

Trò chuyện với con, nhấn mạnh rằng con không kiểm soát được những gì người khác nói hoặc làm. Tuy nhiên, con có thể kiểm soát cách họ phản ứng. Cha mẹ hãy giúp con đưa ra ý tưởng về cách xử lý tình huống và vượt qua tổn thương khi bị bắt nạt. Mục tiêu là để con không cảm thấy bất lực, mà thay vào đó cảm thấy được trao quyền với các lựa chọn và cách phản ứng khác nhau, chẳng hạn như tập trung vào bạn bè khác, lờ đi và không kết giao với họ nữa.

Ngoài ra, cha mẹ cần tôn trọng cảm xúc bị tổn thương của con là rất quan trọng, hãy cố gắng giúp con tránh suy nghĩ về việc mình là nạn nhân khốn khổ. Những gì con trải qua có thể là bất công, tàn nhẫn và đau đớn, nhưng không có nghĩa họ có sức mạnh với con. Họ cứ nói hoặc làm gì là chủ ý của con nhưng con phản ứng thế nào là sức mạnh của mình. Con cần vượt qua tình huống này để họ biết con là ai.

Đừng đưa lời khuyên "đáp trả" mà hãy lắng nghe con trước

Khi con nói với bạn về việc con bị bắt nạt như thế nào, cha mẹ hãy bình tĩnh, cố gắng tiếp nhận tình huống theo lời con kể, mặc dầu có thể trong thâm tâm, bạn chỉ muốn “đáp trả mạnh mẽ” kẻ bắt nạt kia.

Đưa ra lời khuyên nhưng hãy lắng nghe những gì con bạn nói và hỏi con “ý con thế nào” trước khi khuyên bảo con. Hãy cho họ một cơ hội để xử lý vấn đề hơn là nhảy vào ngay lập tức để "đáp trả".

Đánh giá mức độ nghiêm trọng

Không phải bất cứ khi nào con phàn nàn với cha mẹ rằng bạn bè của chúng đang ác ý với chúng là để muốn bố mẹ can thiệp ngay lập tức. Cách tiếp cận và mức độ tham gia của cha mẹ ở các tình huống khác nhau. Đôi khi, con chỉ muốn kể chuyện và với mức độ nhẹ, con bạn có thể tự xử lý được. Vì vậy, bạn cần phân biệt để đánh giá mức độ con bị bắt nạt.

Vì vậy, bạn sẽ cần tìm hiểu thêm thông tin - và theo dõi cảm xúc của mình để quyết định mức độ tham gia. Ví dụ, cha mẹ chỉ cần gọi điện cho cha mẹ của đứa bạn bắt nạt con mình, cùng bàn với họ cách ứng xử với các con cho phù hợp, điều này sẽ nhẹ nhàng và có hữu ích. Tuy nhiên, là cha mẹ, bạn vẫn rất cần trò chuyện về những gì đang xảy ra. Dù bằng cách nào, hãy để con bạn quyết định cách chúng muốn xử lý tình huống nếu nhẹ nhàng.

Can thiệp khi cần

Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và độ tuổi, tính khí và cảm xúc của con, bạn có thể cần phải can thiệp. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi bắt nạt, mức độ ảnh hưởng của con bạn để đối phó và có thể nhờ trợ giúp có liên quan (chẳng hạn như bạn bè, hàng xóm, huấn luyện viên hoặc các bậc cha mẹ khác) có thể làm gì để giúp đỡ. Bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của trẻ em đều cần được xem xét kỹ lưỡng và cần có sự can thiệp.

Tất cả có thể là những dấu hiệu cảnh báo rằng một đứa trẻ đang phải đối mặt với những khó khăn vượt quá khả năng tự định hướng của chúng. Bạn hiểu rõ con mình và nhu cầu của chúng nhất, vì vậy nếu bạn nghĩ rằng bạn nên tham gia, thì hãy cân nhắc và tiến lên với sự mạnh mẽ và quyết đoán.

Giúp con bạn kết bạn

Có tình bạn lành mạnh là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bắt nạt. Có ít nhất một người bạn tốt sẽ mang lại cho trẻ cảm giác thân thuộc, điều này có thể giúp trẻ giảm thiểu tác động của việc bị những đứa trẻ khác phản kháng.

Khuyến khích con kết bạn ở trường học, trong các đội thể thao hoặc thông qua các hoạt động khác mà con quan tâm. Nhắc con rằng những người bạn tiềm năng có thể sẽ giúp con. Con bạn có thể tìm cách mời những người bạn mới đến nhà, kết giao vui chơi.

Khi con bạn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, cho dù đó là thể thao, xếp kỷ yếu, nhóm tín ngưỡng hay câu lạc bộ đọc sách, chúng đều có cơ hội kết bạn mới và xây dựng lòng tự tin của nhau. Các hoạt động bên ngoài cũng mang đến cho trẻ cơ hội giải tỏa căng thẳng, phát triển khả năng sáng tạo và xả căng thẳng.

Theo wellfamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.