Điều bất ngờ mọi gia đình có thể học từ văn hóa nhiều quốc gia

GD&TĐ - Chúng ta đang sống trong một thế giới rộng lớn với vô số nền văn hóa khác nhau. Trong đó có những điều thoạt nghe có thể thấy hơi kỳ lạ nhưng rất hữu ích mà ai cũng có thể áp dụng cho cuộc sống gia đình.

Điều bất ngờ mọi gia đình có thể học từ văn hóa nhiều quốc gia

Người Đan Mạch và người Na Uy thực hành Hygge: Một ngôi nhà ấm cúng

Những góc nhỏ dễ thương (hình minh họa).

Những góc nhỏ dễ thương (hình minh họa).

Người Đan Mạch và người Na Uy biết cách tạo ra một ngôi nhà ấm cúng theo khái niệm được gọi là Hygge (phát âm là hoo-ga). Ý tưởng là tạo ra một không gian nhỏ xinh trong ngôi nhà thoải mái và hấp dẫn nhất có thể. Họ tạo ra những góc nhỏ để muốn đắm chìm trong đó và chỉ cần tận hưởng không gian như vậy đã đủ giải tỏa mọi ưu phiền.

Những góc nhỏ ấy được bày trí đơn giản nhưng vô cùng ấm áp, đẹp xinh như truyện cổ tích. Ví dụ, sơn màu đỏ, chiếc ghế sofa êm ái, rèm cửa lãng mạn, ánh nắng xuyên ngang… Bất cứ ngôi nhà nào của người Đan Mạch và người Na Uy đều là như vậy.

Tắm nước suối nóng của người Nhật

Theo thống kê, người dân Nhật Bản sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn so với người dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều tranh cãi liên quan đến thói quen tắm nước suối nóng của họ và tuổi thọ của họ.

Nhật Bản là nơi có nhiều suối nước nóng tự nhiên, và có rất nhiều khách sạn và spa là nơi có các suối nước nóng dẫn vào như các bồn tắm nước nóng tự nhiên, được bổ sung dưỡng chất từ ​​suối nước nóng.

Tắm nước nóng “onsen” tại gia của người Nhật (hình minh họa).

Tắm nước nóng “onsen” tại gia của người Nhật (hình minh họa).

Ngày nay, đối với những người không sống ở những khu vực có suối nước nóng thì người dân cũng làm nguồn dẫn “onsen” nước nóng tại nhà là tiêu chuẩn và thực tế đã chứng minh, điều này giúp cải thiện lưu thông máu và cải thiện sức khỏe nói chung. Đồng thời, họ quan niệm đây là sự gắn kết gia đình, chứ không đơn thuần chỉ là sức khỏe.

Thói quen để giày dép đi ngoài nhà ở nhiều quốc gia châu Á

Ở hầu hết các nước Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí một số nước Châu Âu như Hà Lan, giày dép được để ngoài cửa. Quan niệm của họ là không mang vi trùng bên ngoài và bụi bẩn vào trong nhà, nơi trẻ nhỏ hoặc thậm chí vật nuôi có thể bị nhiễm trùng.

Một số ngôi nhà thậm chí có thể đặt tủ ở phòng ngoài hoặc cửa ra vào để đựng giày dép bên ngoài. Đây là quan niệm nhưng thực tế lại có bằng chứng khoa học đằng sau nó.

Quả thật, bên ngoài đường phố có rất nhiều vi trùng vi khuẩn và nếu đi cả dép vào nhà, vô tình đã “rước” điều không mong muốn ấy vào nhà. Còn một quan niệm khác nữa, để giày dép bên ngoài còn có ngụ ý là “hãy để những ô tạp ở thế giới bên ngoài ra khỏi cửa và vào nhà chỉ là những điều tốt đẹp”

Ở Ấn Độ, sữa chua mặn được dùng như món ăn

Hầu hết thế giới đều yêu thích món sữa chua với nhiều hương vị trái cây. Mặc dù sữa chua có lợi cho sức khỏe nhưng có nhiều đường về cơ bản là một thói quen không lành mạnh. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo cách ăn sữa chua của người Ấn Độ. Họ chọn loại sữa chua nguyên chất hoặc thậm chí là sữa chua mặn.

Sữa chua được biến thành một món ăn mặn gọi là “raita”. Nó được đánh mịn, pha loãng với một ít nước và ướp gia vị với muối và các loại gia vị khác. Họ ăn kèm với dưa chuột, cà chua và hành tây thái nhỏ hoặc thậm chí là bầu luộc hoặc cũng có thể làm thành những viên bột chiên nhỏ gọi là “boondi”.

Theo họ, tránh vị ngọt của đường trong sữa chua bằng cách này ăn được nhiều hơn và có lợi hơn cho sức khỏe, đồng thời đây là cách thể hiện sự chăm chút của người nội trợ đến các thành viên trong gia đình.

Người Ý có những cuộc hội tụ nhiều thế hệ

Có rất nhiều cuộc hội tụ ở các quốc gia trên thế giới có sự phân chia tuổi tác hoặc thậm chí giới tính. Thường họ phân chia thành các cuộc tụ tập khác nhau, ví dụ cuộc hội tụ dành riêng cho trẻ em trong nhiều môi trường trang trọng, hoặc cuộc họp của phái nữa, cuộc họp của người độc thân… nhưng người Ý có xu hướng làm mọi thứ theo cách khác.

Trong văn hóa Ý, các cuộc hội tụ, cuộc họp, lễ kỷ niệm dù lớn hay nhỏ đều mang tính đa thế hệ. Có nghĩa là mọi người được tự do hòa mình với nhau, đều được vui đùa, đưa ra tiếng nói bình đẳng như nhau. Điều này được xem như văn hóa sống văn minh, bình đẳng và đem lại cho mọi người sự thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Người châu Á tin vào việc dọn dẹp nhà cửa cuối năm

Hầu hết mọi người trên thế giới đều dọn dẹp chiếc bàn làm việc bừa bộn, hoặc một tủ quần áo đầy ắp khi mọi thứ trở nên quá bừa bộn. Có nghĩa là họ chỉ dọn dẹp khi mọi thứ quá bừa bộn hoặc khi họ cho là cần dọn.

Nhưng ở Nhật Bản, có một tập tục được gọi là “Osouji”, việc dọn dẹp nhà cửa cuối năm để chuẩn bị cho Năm mới. Nhà cửa được quét dọn sạch sẽ từ trên xuống dưới, thanh lọc để đón năm mới thật sạch sẽ. Đây là cuộc dọn dẹp thực sự, rất kỹ càng và họ tin rằng đây là dịp để thanh lọc những thứ không tốt ra khỏi ngôi nhà.

Nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam cũng có phong tục dọn nhà cuối năm, chứ không chỉ riêng người Nhật. Một thực tế tương tự cũng ở Ấn Độ, trong lễ hội Diwali, nơi nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ và mọi thứ không sử dụng đều được đánh dấu để quyên góp.

Người Mỹ không làm hệ thống thoát nước trên sàn của phòng tắm

Thông thường, chúng ta thấy tại phòng tắm có thiết kế một lỗ thoát nước ở một góc, để xử lý nước tràn trong phòng tắm. Vì thế, nhiều phòng tắm có vẻ ướt át bởi tin rằng, có lỗ thoát nước thì không nhất thiết phải làm khô ngay lập tức.

Thế nhưng, hầu hết các phòng tắm của người Mỹ không có lỗ thoát nước sàn, ngoài lỗ thoát nước trong bồn tắm. Họ có lý do của họ, đó là người sử dụng phòng tắm luôn phải ý thức là cần làm cho nó khô ráo, sạch sẽ như các phòng khác. Nghĩa là nếu làm rớt nước ra sàn, phải ngay lập tức làm cho khô cong bằng bất cứ giá nào. Đó là lý do vì sao họ xem phòng tắm như phòng trang điểm, phòng đặc biệt, phòng để bản thân giải tỏa những bức xúc….

Theo Brightside

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.