Diệt tận gốc “tín dụng đen” dễ hay khó?

GD&TĐ - Cho vay, đòi nợ  là chuyện thường tình. Tuy nhiên, cho vay theo kiểu tín dụng đen với lãi suất cao và đòi nợ theo kiểu khủng bố tinh thần con nợ, bằng cách tạt sơnl à vi phạm pháp luật cần phải diệt tận gốc. 

Một gia đình ở TPHCM bị đòi nợ bằng cách khủng bố tạt sơn. Nguồn ảnh: NMU.
Một gia đình ở TPHCM bị đòi nợ bằng cách khủng bố tạt sơn. Nguồn ảnh: NMU.

Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực  từ ngày 1-1-2021, đã cấm tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh ngành nghề Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng có qui định tại khoản1 điều 468 về lãi suất thoả thuận,  vượt quá 20%/năm là vi phạm pháp luật, người cho vay sẽ bị xử lý. Người cho vay nặng lãi cũng có thể bị xử lý theo điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015. 

Pháp luật đã nghiêm cấm rõ ràng, tại sao tình trạng vay và đòi nợ theo kiểu xã hội đen này vẫn tái diễn? 

Có 2 nguyên nhân cốt lõi của vấn nạn. 

Một khi có nhu cầu thì tín dụng đen còn tồn tại. 

Hai là, người cho vay coi thường pháp luật, người vay lâm vào trường hợp bất khả kháng nên nhắm mắt vay bừa, bất chấp hậu quả. 

Nếu chỉ đặt vấn đề xử lý nghiêm theo pháp luật không thôi thì tôi e rằng chưa đủ. Cần có một giải pháp căn cơ và bền vững.

Một là, chính quyền cơ sở thừa biết các con nợ là ai? Làm gì? cuộc sống của gia đình họ ra sao? vì sao họ lại lao vào vay “tín dụng đen”, mà cầm bằng trước khi vay họ biết là …chết chắc. Những chủ nhân tín dụng đen là ai? ở đâu? họ dùng “mánh lới” gì để cho vay “cắt cổ” con nợ. Phải bằng cách nào để vận động, thuyết phục, giúp đỡ họ từ bỏ con đường cho vay nặng lãi để họ trở về con đường làm ăn chân chính. Đó là nhiệm vụ, dù vô cùng khó khăn, của chính quyền cơ sở; nhưng để diệt tận gốc nạn “tín dụng đen” không bắt đầu từ  đây thì rất khó thành công.  

Hai là, giải pháp tối ưu là phải giúp đỡ họ bằng mọi biện pháp có thể. Vận động mọi nguồn lực từ nhà nước, từ các tổ chức xã hội… hổ trợ tài chính cho họ buôn bán, làm dich vụ, hổ trợ tìm kiếm cơ sở sử dụng lao động để họ có việc làm. 

Ba là, các ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, các tín dụng khác phải tiếp cận người vay nhiều hơn nữa, không phải chỉ phát triển một cách chung chung nhiều loại hình cấp vốn vay để ai cần thì đến liên hệ; mà phải cử nhân viên tín dụng tới chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn, làm việc trực tiếp với các hội đoàn như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ… Từ đó mọi chương trình cấp vốn vay của ngân hàng mới đúng đối tượng, có hiệu quả.  

Giải thoát cái họa “tín dụng đen” là cho người vay “tín dụng đen”  có được cây cần câu…  để câu cơm áo gạo tiền một cách đúng pháp luật và bền vững; hơn là giúp đỡ họ ngay tức thì để họ qua cơn “ngặt nghèo”. 

Diệt tận gốc “tín dụng đen” không dễ nhưng không phải là không thể!.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.