Diễn viên Thu Quỳnh 'tá hỏa' khi có video nhạy cảm đề cập tên mình

GD&TĐ - Khi đưa con đi chơi, Thu Quỳnh nhận được nhiều cuộc điện thoại và tá hỏa khi có video nhạy cảm đề cập tên mình lan truyền trên mạng xã hội.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Sự việc diễn ra cách đây 5 năm, diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ tại Tọa đàm “An toàn không gian mạng cho sinh viên” do Báo Tiền phong tổ chức. Nữ diễn viên cho hay, cô từng bị tấn công, tạo nội dung sai lệch trên mạng xã hội.

Trước vụ việc, Thu Quỳnh im lặng trên mạng xã hội và bình tĩnh giải quyết thấu đáo. Cô nhờ cơ quan chức năng giải quyết và phát hiện tài khoản lan truyền video có địa chỉ ở nước ngoài. Cách duy nhất là chặn không cho phát video đó trên nền tảng mạng xã hội ở Việt Nam.

Diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ tại Tọa đàm.

Diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ tại Tọa đàm.

Nữ diễn viên không phủ nhận lợi ích của mạng xã hội. Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội có thể vô tình biến mình thành người cả tin, mọi người dễ phán xét nhau trên không gian mạng, không chỉ với người nổi tiếng.

“Bất kể ai sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là sinh viên, cũng có thể là thủ phạm lan truyền thông tin sai lệch, gây hậu quả khôn lường. Ranh giới giữa nạn nhân, thủ phạm rất mong manh” - Thu Quỳnh bày tỏ và khuyên sinh viên nên tìm hiểu kỹ các tính năng của mạng xã hội để có thể “bật chế độ” tự bảo vệ bản thân.

Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong – nhìn nhận, thời gian qua, cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, internet trở thành công cụ, môi trường mà bất kể người dân Việt Nam nào cũng sử dụng.

Đặc biệt là sinh viên luôn cập nhật với công nghệ, trong làm việc, nghiên cứu. Bên cạnh lợi ích thì có nhiều hệ lụy từ môi trường số. Các tình trạng như: tung tin giả, lừa đảo của các loại tội phạm liên quan đến môi trường số, công việc, tình yêu hôn nhân.

Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong phát biểu tại Tọa đàm.

Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong phát biểu tại Tọa đàm.

“Ở đâu đó, còn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo, dân tộc, nhiều đối tượng kích động hành vi phi văn hóa, phi chuẩn mực trên môi trường mạng. Rủi ro của sinh viên là rất lớn nếu không kịp thời tuyên truyền, giáo dục thì một ngày nào đó những hệ lụy có thể xảy” - nhà báo Phùng Công Sưởng trao đổi.

Theo anh Nguyễn Nhất Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn, hiện có 77,93 triệu người tham gia mạng xã hội ở Việt Nam. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 32,4 tuổi.

Vì vậy, có thể thấy, bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội là giới trẻ. Tham gia mạng xã hội là điều tất yếu. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Nhất Linh nếu không có cách tham gia phù hợp, chúng ta sẽ bị tụt hậu và gặp phải nhiều nguy cơ.

“Khi tham gia không gian mạng, giới trẻ có thể gặp phải những nguy cơ như: bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị bắt nạt trực tuyến, quấy rối trên không gian mạng và các tệ nạn khác như: buôn bán người, nghiện game,… hoặc tiếp xúc với tin giả”- anh Nguyễn Nhất Linh chia sẻ.

Anh Nguyễn Nhất Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn.

Anh Nguyễn Nhất Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn.

Nhấn mạnh, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều hành lang pháp lý, từ chỉ thị, nghị quyết liên quan đến an toàn không gian mạng; nhà báo Phùng Công Sưởng viện dẫn, nhiều cơ quan như: Trung ương Đoàn, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ GD&ĐT đều có kế hoạch bảo vệ đoàn viên, sinh viên, học sinh trên không gian số. Tuy nhiên, hành lang pháp lý đó vẫn chưa đủ cần tiếp tục hoàn thiện. Nhận thức, kỹ năng của các bạn trẻ để ứng phó không phải ai cũng có.

Trước thực trạng đó, Trung ương Đoàn đã ban hành kế hoạch cuộc vận động với đoàn viên, thanh niên, ứng xử trên không gian mạng giai đoạn 2023 – 2030 với 4 nguyên tắc nòng cốt "Tuân thủ - Lành mạnh - An toàn - Trách nhiệm".

Thông qua việc cam kết, đoàn viên, thanh niên sẽ là những người tiên phong trong lan tỏa những thông tin chính thống, tích cực, hướng tới một không gian mạng văn minh hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.