Diễn đàn đổi mới sáng tạo trong quốc tế hóa cơ sở giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 16/3, tại Hà Nội đã khai mạc Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học với chủ đề "Mô hình đổi mới sáng tạo trong quốc tế hoá cơ sở GDĐH.

Diễn đàn đổi mới sáng tạo trong quốc tế hóa cơ sở giáo dục đại học.
Diễn đàn đổi mới sáng tạo trong quốc tế hóa cơ sở giáo dục đại học.

Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 6 (FIHE 6), do Trường ĐH Ngoại thương chủ trì thu hút hơn 200 đại diện của hơn 80 cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH), tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, 25 Đại sứ quán tại Việt Nam.

Quốc tế hóa GDĐH đứng trước áp lực lớn khi những phương thức hợp tác truyền thống không còn hiệu quả. Các CSGDĐH cần nhận thức điều quan trọng là thay thế phương thức tiếp cận truyền thống và xây dựng những mô hình hợp tác mới nhằm tận dụng tối ưu các nguồn lực không biên giới về con người, chương trình đào tạo, tài liệu, cơ sở vật chất, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững GDĐH.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, phát biểu tại diễn đàn.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết: “Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục là sáng kiến của Trường Đại học Ngoại thương được triển khai từ năm 2017, thu hút sự tham dự của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, học giả, lãnh đạo, giảng viên các trường đại học, CSGĐH và tổ chức giáo dục uy tín trong và ngoài nước".

“Campus-in-campus” là ý tưởng đột phá trong quốc tế hóa giáo dục dựa trên chia sẻ tài nguyên các CSGDĐH để sử dụng tối ưu không biên giới nguồn lực về con người, chương trình đào tạo, tài liệu, cơ sở vật chất, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững giáo dục đại học.

Với chủ đề: Mô hình đổi mới sáng tạo trong quốc tế hóa CSGDĐH", FIHE 6 kỳ vọng mang đến nguồn cảm hứng cho tất cả CSGDĐH trên hành trình hướng tới quốc tế hóa giáo dục. Nhà trường sẽ nỗ lực hết mình để duy trì Diễn đàn thường niên này, giúp các cơ sở và tổ chức GDĐH ở khắp nơi trên thế giới có thể giao lưu và chia sẻ về quốc tế hóa giáo dục.Tham luận tại Diễn đàn, các diễn giả đều cho rằng quốc tế hóa giáo dục không là chủ đề mới. Tuy nhiên, sự phân bổ không đồng đều về nguồn lực, sự phân hóa trong phát triển kinh tế đã tạo ra những khác biệt lớn giữa các quốc gia. Đây chính là thời điểm các CSGDĐH cần có 1 tầm nhìn chiến lược, tận dụng các nguồn lực hiệu quả.

Các đại biểu tham luận tại Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học.

Các đại biểu tham luận tại Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học.

Trong bối cảnh đó, hợp tác xuyên biên giới trong GDĐH đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và campus- in campus là mô hình có thể giúp các CSGDĐH có thể tận dụng tối đa nguồn lực các bên để mang lợi ích tốt nhất cho các bên liên quan.

Mô hình campus-in-campus có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như kết hợp các chương trình đào tạo của các bên liên quan vào chương trình học của các CSGDĐH, thành lập các đơn vị thực hành/nghiên cứu của các doanh nghiệp/tổ chức/văn phòng tại các cơ sở GDĐH và ngược lại, thúc đẩy sự dịch chuyển của sinh viên và cán bộ giảng viên, xây dựng phân hiệu của các tổ chức giáo dục nước ngoài tại quốc gia sở tại.

Một điểm nhấn tại Diễn đàn FIHE 6 là triển lãm về quốc tế hóa giáo dục. Tại triển lãm, các đối tác của Trường ĐH Ngoại thương có các gian triển lãm, giới thiệu hoạt động quốc tế hóa giáo dục, nhấn mạnh vào chủ đề “campus-in campus”. Triển lãm là nơi các bên liên quan trong hệ sinh thái GDĐH chia sẻ kỹ hơn về kinh nghiệm, bài học và những điểm trọng yếu khi thực hiện hoạt động quốc tế hóa trong GDĐH.

Diễn đàn được tổ chức thường niên, với mục đích tìm kiếm các phương pháp sáng tạo, đổi mới và trở thành nơi cho các CSGDĐH trao đổi ý kiến, khám phá cơ hội hợp tác và theo đuổi mục tiêu quốc tế hóa của mình. Tại Diễn đàn, các bên liên quan trong hoạt động quốc tế hoá GDĐH, các CSGDĐH, nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã chia sẻ hiểu biết, nghiên cứu, kinh nghiệm và bài học liên quan đến những mô hình đổi mới sáng tạo trong hợp tác quốc tế GDĐH.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.