Điện Biên nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Công tác giáo dục dân tộc luôn được ngành GD&ĐT Điện Biên quan tâm.
Công tác giáo dục dân tộc luôn được ngành GD&ĐT Điện Biên quan tâm.

Vượt khó...

Điện Biên là tỉnh có đường biên giới dài hơn 450km, tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Địa phương này có 129 xã thì có đến 29 xã biên giới, 94 xã khu vực III; dân tộc thiểu số chiếm 82,6%, hiện đang là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao nhất trên cả nước. Nguồn ngân sách của tỉnh phần lớn phụ thuộc vào Trung ương.

Từ thực tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục, nhất là giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS). Dù vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là ngành GD&ĐT Điện Biên đã không ngừng nỗ lực tìm các giải pháp để vượt khó trong công tác giáo dục học sinh DTTS.

Hàng năm, ngành GD&ĐT Điện Biên đều tiến hành rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học theo hướng tăng số học sinh/lớp, tăng số lớp/trường, dồn dịch điểm trường lẻ, sáp nhập các trường, điểm trường có quy mô nhỏ.

Cũng nhờ đó, mạng lưới trường, lớp học tiếp tục phát triển đồng bộ. Đến nay, các xã, phường, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học, THCS. Các trung tâm huyện đều có trường THPT, trường PTDTNT THPT huyện và trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện. Tại các bản lẻ có lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ, học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi, quy mô học sinh phát triển ổn định.

Tỉnh Điện Biên hiện có gần 500 cơ sở giáo dục với hơn 7.300 lớp và trên 200 nghìn học sinh, học viên, sinh viên. Hàng năm, ngành GD&ĐT Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp, phối hợp với các lực lượng xã hội huy động tối đa dân số người dân tộc trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, giảm số học sinh đi học không chuyên cần. Có thể kể đến như: Tổng số trẻ từ 3 tháng đến dưới 36 tháng tuổi đến nhà trẻ đạt hơn 46%; trong đó, số trẻ dân tộc thiểu số là gần 13.000 (hơn 50%). Tổng số trẻ 3 đến 5 tuổi học mẫu giáo chiếm hơn 99,86% (số trẻ dân tộc thiểu số chiếm hơn 99%). Tổng số trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo lớn đạt 99,9%.

Tổng số trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 99,9%; huy động học sinh từ 6 đến 10 tuổi học cấp tiểu học đạt 99,9% (đạt kế hoạch UBND tỉnh giao); huy động học sinh khuyết tật học hòa nhập đạt 89%.

Tổng số trẻ 11 tuổi huy động vào lớp 6 là gần 13 nghìn (đạt 98%). Tổng số trẻ 11 đến 14 tuổi học THCS đạt 97,3%...; Đến cuối năm học 2023 - 2024, Điện Biên có 129/129 xã đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập GDTH mức độ 2, chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (đạt kế hoạch giao); 128/129 xã đạt chuẩn phổ cập GDTH mức độ 3 (vượt 2 xã so với kế hoạch giao); 111/129 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 (vượt 8 xã so với kế hoạch giao).

dan-toc-thieu-so-3662.jpg
Hoạt động tập thể của học sinh trường Tiểu học số 1 Nà Hỳ, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Điện Biên.

Linh hoạt các biện pháp...

Cũng theo Sở GD&ĐT Điện Biên, đơn vị đã chủ động rà soát nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất và tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND phân bổ ngân sách để thực hiện đầu tư, cải tạo, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất.

Cùng với đó, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động thực hiện quy trình cải tạo, sửa chữa cơ sở, tu bổ cơ sở vật chất trong thời gian hè để đảm bảo đủ số phòng học đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Tuy nhiên, số phòng học tạm, mượn cấp Tiểu học còn nhiều. Cấp THCS và THPT nhiều phòng học diện tích nhỏ khó bố trí đảm bảo tăng số học sinh/lớp theo quy định. Các phòng học bộ môn cấp THCS chủ yếu chuyển đổi từ phòng học văn hóa nên không đủ diện tích ảnh hưởng đến việc lắp đặt thiết bị và tổ chức dạy học.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đầu mỗi năm học, Sở GD&ĐT Điện Biên đã ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục dân tộc. Giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng nội dung dạy học phù hợp đối tượng; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù ở trường nội trú, bán trú nhằm thu hút và tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh DTTS và miền núi. Các hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện tốt công tác chuyên cần, khắc phục cơ bản được tình trạng học sinh DTTS bỏ học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.