Điểm tựa tinh thần giúp lưu học sinh Việt Nam yên tâm trước dịch Covid-19

Điểm tựa tinh thần giúp lưu học sinh Việt Nam yên tâm trước dịch Covid-19

Trong quá trình này, Bộ đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các hội lưu học sinh (LHS), đơn vị trưởng của các trường... Bộ GD&ĐT đã cung cấp số điện thoại di động, địa chỉ email hỗ trợ LHS, liên lạc với LHS qua các mạng xã hội và trực tiếp LHS.

Theo Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT), trong thời gian vừa qua đã có hơn 1000 cuộc gọi và email từ LHS, phụ huynh đến Bộ GD&ĐT để trao đổi thông tin về việc học tập, sinh hoạt cũng như khả năng về nước;

Qua đây, cho thấy có rất nhiều em có nhận thức tốt, tâm lý khá vững vàng, đồng thời rất tích cực, chủ động gửi thông tin chia sẻ kinh nghiệm khắc phục khó khăn, bảo vệ bản thân, cộng đồng và điều chỉnh cách thức học tập cho phù hợp với tình hình thực tiễn một cách hiệu quả (các LHS tại Úc, Mỹ, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, Pháp, Nga,…). Bộ GD&ĐT đã động viên các em tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của LHS, công dân Việt Nam đối với cộng đồng.

Điểm tựa tinh thần giúp lưu học sinh Việt Nam yên tâm trước dịch Covid-19 ảnh 1
Các lưu học sinh Việt Nam Viện tiếng Nga Pushkin yên tâm học tập và nghiên cứu giữa mùa dịch..

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp phụ huynh và các em LHS lo lắng, thể hiện nguyện vọng muốn về nước và mong muốn được chia sẻ thông tin để yên tâm hơn trong tình hình dịch bệnh. Qua chia sẻ, cán bộ đã động viên, chia sẻ, khuyến cáo phụ huynh và các LHS bình tĩnh giữ gìn sức khỏe, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và pháp luật nước sở tại, thường xuyên theo dõi chương trình học của nhà trường để chủ động sắp xếp kế hoạch học tập.

Đối với những LHS thực sự có nhu cầu về nước do đã hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các LHS này liên hệ trực tiếp với ĐSQ Việt Nam ở nước sở tại để đăng ký. Các LHS đều nhận thức được sự nguy hiểm khi di chuyển và việc về cũng tạo áp lực không nhỏ lên hệ thống y tế và các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam.

Hiện nay, các trường đại học đều chuyển sang chế độ học online, không lên lớp. Sinh viên tự quản tại ký túc xá, học tập theo kế hoạch của trường. Tình hình sức khỏe của các LHS về cơ bản đều ổn định, các em tuân thủ nghiêm ngặt quy định của cơ sở đào tạo, của KTX. Tuy vậy, việc học online cũng phát sinh một số khó khăn liên quan đến giao tiếp (trong đó có yếu tố ngoại ngữ), đòi hỏi sinh viên phải tự học nhiều hơn, chủ động nghiên cứu bài giảng.

Thời gian tới Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các hội LHS trong việc nắm bắt tình hình và hỗ trợ LHS. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.