Điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia

GD&TĐ - Điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Tối ngày 29/10, tại Khu di tích Tượng đài tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, tọa lạc tại phường 6 (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Ông Phạm Định Phong trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh cho lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.
Ông Phạm Định Phong trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh cho lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của Đảng bộ và Nhân dân Đồng Tháp nói riêng, Đảng bộ và Nhân dân các tỉnh, thành phố có cán bộ, chiến sĩ, con em tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh nói chung, đến các cán bộ tập kết, thân nhân và gia đình của cán bộ tập kết.

Ông Phan Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi lễ

Ông Phan Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi lễ

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề nghị lãnh đạo các đơn vị địa phương, tạo thuận lợi cho các cán bộ tập kết, thân nhân gia đình của cán bộ tập kết được chăm sóc về y tế, giáo dục, cơ hội việc làm, nguồn vốn và phương tiện sản xuất để cuộc sống ngày càng được tốt hơn.

Đồng thời phát huy giá trị di tích, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau, để tiếp tục phấn đấu vì lý tưởng cách mạng của ông cha.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tặng hoa tri ân các nhân chứng lịch sử, đã tham gia trực tiếp sự kiện Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tặng hoa tri ân các nhân chứng lịch sử, đã tham gia trực tiếp sự kiện Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về việc đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương, Nam Bộ có 3 khu vực tập kết chuyển quân của Quân đội nhân dân Việt Nam là: khu Hàm Tân – Xuyên – Mộc; khu Đồng Tháp Mười và khu Mũi Cà Mau.

Thị trấn Cao Lãnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) là điểm tập kết quân của khu vực Đồng Tháp Mười.

Bến bắc Cao Lãnh là nơi đưa tiễn cán bộ, chiến sĩ, học sinh các tỉnh: Mỹ - Tân - Gò, Long Châu Sa, Gia - Định - Ninh, Phân Liên khu miền Đông và quân tình nguyện rời quê hương xuống tàu tập kết ra Bắc.

Cuộc tập kết chuyển quân ra Bắc tại Cao Lãnh diễn ra trong 3 đợt (tháng 8-10/1954) với tổng số 13.508 người (trong đó tỉnh Long Châu Sa nay là Đồng Tháp là 2.655 người).

Khu di tích Tượng đài tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Khu di tích Tượng đài tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Để ghi nhớ sự kiện này, tỉnh Đồng Tháp cùng các tỉnh, thành phố có cán bộ, chiến sĩ và con em miền nam tập kết tại Cao Lãnh năm 1954, gồm: TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh tiến hành xây dựng công trình Tượng đài tập kết năm 1954 tại Cao Lãnh.

Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa to lớn, là “Địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Đây cũng là nơi tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống cho học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, người dân trong và ngoài tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.