Điểm sáng về tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho trẻ

GD&TĐ -Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đắk Lắk, cũng như nhiều cơ sở giáo dục khác trên toàn tỉnh, Trường Mầm non 10/3 đã tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, đặc biệt tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Điểm sáng về tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho trẻ

Tọa lạc tại trung tâm của thành phố Buôn Ma Thuột, với cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi cơ bản hoàn thiện và đội ngũ CBQL, giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, yêu trẻ, nhiều năm qua, Trường Mầm non 10/3 được đánh giá là một cơ sở giáo dục mầm non có chất lượng, địa chỉ tin cậy của phụ huynh và nhân dân trên địa bàn.

Năm học 2017-2018, thực hiện “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, trường Mầm non 10/3 đã chú trọng đổi mới môi trường giáo dục và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục. Các hoạt động cho trẻ được tham gia trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh được nhà trường tổ chức dưới nhiều hình thức với các sân chơi như: Bé vui hội trăng rằm, Sắc màu trải nghiệm, Rung chuông vàng, Tham quan các di tích lịch sử văn hóa, Học tập cùng thiên nhiên …

Các cô giáo hướng dẫn cho trẻ kỹ năng đi qua đường phố an toàn
 Các cô giáo hướng dẫn cho trẻ kỹ năng đi qua đường phố an toàn

Những hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”, vì vậy, đã tạo cho trẻ sự hứng thú, cuốn hút các em tích cực tham gia. Các hoạt động này cũng giúp các em hình thành và phát triển các kỹ năng sống.

Vui học cùng thiên nhiên
 Vui học cùng thiên nhiên

Cô Nguyễn Thị Yến - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Qua đó, giúp trẻ phát triển theo hướng toàn diện, phù hợp.

Quan điểm này đã định hướng cho giáo viên trong việc xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, các hoạt động của trẻ cũng dựa trên nhu cầu, hứng thú thực sự và khả năng của từng trẻ...

Hiện nay, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đã và đang được nhiều trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực hiện rất linh hoạt, phong phú. Thông qua các hoạt động thực tiễn, trẻ mầm non trở nên tự chủ hơn, biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.

Việc tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả tích cực nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh ở mỗi cấp học, góp phần thúc đẩy công tác giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ