Trường ĐH Bách khoa (DDK) có 44 ngành, chương trình đào tạo, điểm sàn xét tuyển từ 15 đến 18, trong đó 4 ngành Công nghệ thông tin (CNTT) (chất lượng cao - ngoại ngữ Nhật; chất lượng cao đặc thù - hợp tác doanh nghiệp; đặc thù - hợp tác doanh nghiệp; chất lượng cao đặc thù - hợp tác doanh nghiệp chuyên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo) và ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá có mức điểm sàn xét tuyển cao nhất là 18 điểm, bình quân các ngành đều tăng từ 1-3 điểm so với năm 2019. Các ngành còn lại có điểm sàn xét tuyển từ 15-17 điểm.
Trường ĐH Kinh tế (DDQ) có 18 ngành, trong đó 4 ngành: Quản trị Kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế và Quản trị khách sạn đều có điếm sàn xét tuyển cao nhất là 18 điểm, cả 4 ngành này đều tăng 3 điểm so với năm 2019. Các ngành còn lại có điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Trường ĐH Sư phạm (DDS) có 36 ngành, trong đó ngoài 17 ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên từ 17,5 đến 18,5; các ngành còn lại có mức điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Trường ĐH Ngoại ngữ (DDF) có 17 ngành, trong đó 3 ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên có mức điểm sàn xét tuyển là 18,5; các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc đều có điểm sàn xét tuyển là 17 điểm (tăng 02 điểm so với năm 2019). Các ngành còn lại có mức điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (DSK) có 15 ngành, trong đó ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có điểm sàn xét tuyển cao nhất là 17 điểm (tăng 2 điểm so với năm 2019), tiếp đến là ngành CNTT có điểm sàn xét tuyển là 16 điểm (tăng 1 điểm so với năm 2019). Các ngành còn lại có điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt-Hàn (VKU) và Khoa CNTT và Truyền thông(DDI) mỗi đơn vị đều có 3 ngành (CNTT, Công nghệ Kỹ thuật máy tính và Quản trị Kinh doanh) cùng có điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Khoa Y Dược (DDY) có 4 ngành trong đó ngành Y khoa và Răng-Hàm-Mặt có điểm sàn xét tuyển cao nhất là 22 điểm, tiếp đến là ngành Dược học có điểm sàn xét tuyển là 21 điểm, ngành Điều dưỡng có điểm sàn xét tuyển là 19 điểm.
Phân hiệu ĐHĐN tại Kontum (DDP) có 9 ngành, có điểm sàn từ 14 đến đến 18,5. Ngành Giáo dục Tiểu học có điểm sàn cao nhất là 18,5. Các ngành còn lại có điểm sàn là 14 điểm (như năm 2019).
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh (DDV) có 4 ngành (Quản trị và Kinh doanh quốc tế, Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Khoa học Y sinh, Khoa học Dữ liệu (đặc thù) đều có điểm sàn xét tuyển là 17 điểm (tăng 2 điểm so với năm 2019).
Trước đó, ĐHĐN đã công bố điểm trúng tuyển vào đại học hệ chính quy theo hình thức xét học bạ Đợt 1 năm 2020
Điểm sàn xét tuyển phần lớn các ngành đều tăng cao (bình quân tăng từ 01-03 điểm so với năm 2019), các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe đều tuân thủ đúng quy định của Bộ GD&ĐT về điểm sàn xét tuyển, đồng thời đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao và quyền lợi, nguyện vọng của các thí sinh.
PGS.TS Lê Văn Huy – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng nhận định: “Phổ điểm năm nay có cao hơn các năm nhưng điều đó không đồng nghĩa với điểm chuẩn năm nay sẽ tăng cao. Năm nay, do một số thay đổi trong chính sách tuyển sinh nên một số ngành điểm chuẩn sẽ tăng cao hơn năm 2019 nhưng cũng sẽ có một số ngành thấp hơn khá nhiều. Hiện nay, sau khi thực hiện tuyển sinh riêng, số lượng chỉ tiêu các trường tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT khá nhiều nên thí sinh cần theo dõi thông tin tư vấn điều chỉnh nguyện vọng của các trường, số lượng chỉ tiêu để điều chỉnh hợp lý”.
Theo PGS.TS Lê Văn Huy, sau khi nghiên cứu kỹ các ngành nghề đào tạo, thí sinh nên "list" các ngành, trường theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. “Với cách thức xét tuyển ưu tiên theo điểm, không ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng, các thí sinh cần đăng ký nhiều nguyện vọng, không đạt nguyện vọng trên sẽ chuyển xuống xét ở nguyện vọng dưới. Nếu thí sinh đậu nguyện vọng trên sẽ không xét nguyện vọng dưới nữa.