Điểm nóng chính sách kinh tế của ông Donald Trump và bà Kamala Harris

GD&TĐ -Hai ứng cử viên tổng thống đã chia sẻ các thông điệp kinh tế về việc ai có thể làm nhiều hơn cho tầng lớp trung lưu Mỹ.

Kế hoạch kinh tế của ông Donald Trump và bà Kamala Harris sẽ đẩy nhanh tốc độ nợ của nền kinh tế Mỹ hơn hiện tại.
Kế hoạch kinh tế của ông Donald Trump và bà Kamala Harris sẽ đẩy nhanh tốc độ nợ của nền kinh tế Mỹ hơn hiện tại.

Bài phân tích của AP đầu tuần này đã đi sâu vào phân tích những chính sách kinh tế chính mà hai ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa là ông Donald Trump và Đảng Dân chủ là Phó Tổng thống Kamala Harris.

Nền kinh tế từ lâu đã là vấn đề chủ đạo trong các cuộc bầu cử tổng thống. Trong một cuộc khảo sát vào tháng 8 của Trung tâm Quan hệ Công chúng của Associated Press-NORC, ông Donald Trump được đánh giá đã làm tốt hơn một chút về vấn đề kinh tế với 45% người khảo sát cho rằng ông sẽ xử lý tốt hơn nền kinh tế và 38% nói rằng bà Harris sẽ làm tốt hơn.

Cuộc chiến này có tính quyết định cao vì người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 có thể sẽ viết lại phần lớn luật thuế liên bang vào năm tới, trong khi một phần trong các biện pháp cắt giảm thuế năm 2017 của ông Trump sắp hết hạn.

Giúp đỡ tầng trung lưu

Ông Trump coi việc cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và người giàu là điều cần thiết để thúc đẩy đầu tư nhiều hơn. Các cựu cố vấn cho ông Trump nói rằng, với chính sách như vậy, mức tăng trưởng trung bình sẽ đạt trên 3%.

AP lưu ý rằng, tăng trưởng kinh tế chung chưa bao giờ đạt 3% một năm khi ông Trump làm tổng thống. Nhưng từ năm 2018 đến năm 2019, thu nhập hộ gia đình trung bình đã tăng 5.220 USD lên mức 78.250 USD đã điều chỉnh theo lạm phát, theo Cục Thống kê.

Joseph LaVorgna, một nhà kinh tế làm việc tại Nhà Trắng dưới thời ông Trump cho biết: "Những gì tôi luôn nói với mọi người: Các chính sách của Trump được thiết kế để nâng cao mức lương của tầng lớp trung lưu, đưa trở lại đất nước và tái công nghiệp hóa. Mục đích là để tăng mức lương”.

Trong khi đó, bà Harris lại muốn nâng cấp quyên sở hữu nhà và giảm bớt chi phí nuôi dạy con cái cho tầng lớp trung lưu.

Đây là thông điệp nhằm cho thấy Harris có thể giải quyết vấn đề giá cả khi nền kinh tế đang phục hồi sau lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ vào năm 2022.

Theo đó, người mua nhà lần đầu có thể nhận được 25.000 USD hỗ trợ thanh toán ban đầu, được kết hợp với các chính sách rộng hơn để khuyến khích xây dựng thêm 3 triệu ngôi nhà trong 4 năm tới. Các bậc cha mẹ mới có thể nhận được khoản tín dụng thuế 6.000 USD và khoản tín dụng thuế trẻ em mở rộng.

Brian Nelson, cố vấn của Harris, cho biết: “Khi những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động và trung lưu có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, xây dựng doanh nghiệp, mua nhà, thăng tiến trong nấc thang kinh tế, điều đó sẽ củng cố nền kinh tế của chúng ta và giúp chúng ta phát triển”.

Không đánh thuế tiền boa

Ông Trump đã đề xuất không đánh thuế tiền boa trả cho người lao động hoặc thu nhập An sinh xã hội. Và bà Harris đã ủng hộ ý tưởng không đánh thuế tiền boa của người lao động.

Chuyên gia Ernie Tedeschi tại Yale Budget Lab đã lưu ý, việc loại trừ tiền boa khỏi thuế không có khả năng mang lại nhiều sự thúc đẩy kinh tế ngay cả khi một số cá nhân cảm thấy khá hơn. Ông lưu ý rằng chỉ có 2,5% người lao động nhận được tiền boa và nhiều người không kiếm đủ tiền để nộp thuế thu nhập cho chính phủ liên bang.

Biểu thuế tương lai

Mặc dù ông Trump nói nhiều về việc cắt giảm thuế, ông cũng muốn tăng thuế mạnh bằng cách áp thuế nhập khẩu cao hơn để tạo thêm việc làm.

Thuế quan sẽ là bao nhiêu? Không ai thực sự biết. Ông Donald Trump đã đề xuất mức thuế quan là 10%, nhưng tại một sự kiện vào tháng 8 ở Bắc Carolina, ông đã gợi ý rằng mức thuế có thể lên tới 20%. Đối với các sản phẩm của Trung Quốc, ông muốn mức thuế nằm trong khoảng từ 60% đến 100%.

Đảng Cộng hòa khẳng định thuế quan của ông sẽ không làm tăng lạm phát, nhưng toàn bộ mục tiêu của thuế là làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn để sản xuất nhiều hơn diễn ra trong nước.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump không trả lời các câu hỏi về cách thức áp dụng thuế quan. Nếu mục tiêu là đưa việc làm trở lại từ nước ngoài, thuế quan có thể sẽ được áp dụng dần dần theo thời gian để các công việc sản xuất có thể trở lại Mỹ. Nhưng nếu mục tiêu là tăng doanh thu, thì chúng sẽ được áp dụng ngay lập tức.

Trong khi đó, bà Harris cho biết tầng lớp trung lưu sẽ phải đối mặt với gánh nặng thuế cao hơn, với mức thuế 20% được áp dụng rộng rãi khiến một hộ gia đình thông thường phải trả 4.000 USD mỗi năm.

Ông Donald Trump không sợ nợ quốc gia

Không rõ liệu ông Trump có đủ khả năng chi trả cho chính sách cắt giảm thuế đầy tham vọng của mình hay không. Nhưng ông vẫn muốn gia hạn các điều khoản của đợt cải cách thuế quan năm 2017.

Ông đã đưa ra ý tưởng cắt giảm thuế doanh nghiệp 21% xuống còn 15%, ngoài ra còn không đánh thuế tiền boa và thu nhập An sinh xã hội. Mức giá ước tính gần 6 nghìn tỷ USD, nhưng có thể cao hơn. Và Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã ước tính thâm hụt 22 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới nếu không gia hạn đợt cải cách thuế.

Nhưng tăng trưởng dường như không bù đắp được mức giá. Ủy ban Ngân sách Liên bang có Trách nhiệm đã khảo sát các phân tích kinh tế và phát hiện ra rằng việc Trump gia hạn cắt giảm thuế sẽ không có tác động gì đến tăng trưởng chung trong 10 năm do khoản nợ bổ sung.

Bà Kamala Harris thận trọng hơn với thâm hụt ngân sách

Theo chiến dịch của bà Kamala Harris, tất cả các kế hoạch chi tiêu của bà sẽ được tài trợ. Các quan chức trong chiến dịch của bà đã gợi ý rằng nguồn thu của bà phần lớn sẽ phản ánh đề xuất ngân sách năm 2025 của ông Joe Biden.

Tuy nhiên, nhóm phân tích Penn Wharton Budget Model ước tính rằng, các chính sách của bà sẽ tăng thêm 2,3 nghìn tỷ USD chi tiêu. Dự báo rằng kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp lên 28% của bà sẽ tạo ra 1,1 nghìn tỷ USD doanh thu thuế.

Mô hình ngân sách Penn Wharton cho rằng kế hoạch của bà Harris sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng nhiều hơn so với kế hoạch của ông Trump cho đến năm 2034.

Sự khác biệt lớn nhất của kế hoạch tăng thuế

Sự khác biệt thực sự của kế hoạch đánh thuế theo ý tưởng của hai ứng viên Tổng thống này là gánh nặng thuế sẽ thay đổi như thế nào kể từ năm 2026.

Theo kế hoạch của ông Trump, một người trong số 0,1% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ sẽ nhận được trung bình 376.910 USD sau thuế. 20% người nghèo nhất sẽ chỉ nhận được thêm 320 USD.

Các chính sách của bà Harris sẽ làm giảm thu nhập trung bình của 0,1% người giàu nhất xuống 167.225 USD. Nhưng 20% người nghèo nhất sẽ nhận được thêm 2.355 USD thu nhập và phúc lợi.

Kent Smetters, Giám đốc khoa Mô hình Ngân sách Penn Wharton, cho biết: “Nhìn rộng hơn: cả Harris và Trump đều khiến tốc độ nợ tăng nhanh hơn cả tốc độ hiện tại”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.