Sò huyết
Sứa biển
Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Mùa sứa biển bắt đầu từ sau tết Nguyên đán và kéo dài tới tận mùa hè. Sứa là một món ăn ngon, quen thuộc thường được dùng để làm gỏi, nấu bún.. Tuy nhiên ăn sứa vào mùa chúng sinh sản rất nguy hiểm. Mùa Xuân - Hè là thời điểm sinh sản của sứa biển, nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sứa chứa độc tố gây dị ứng
Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Theo các chuyên gia y tế, độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp... Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sữa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc... rồi mới sử dụng.
Hàu
Hàu là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán. Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.
Hàu có khả năng gây đột quỵ cao
Hàu còn là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Cá bống vân mây
Cá bống vân mây có tên khoa học là Ctenubobius eriniger, là loài cá sống ở ven biển, các vùng cửa sông nước lợ. Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đặc điểm nhận dạng loài cá này là đầu to, thân cá ngắn và tròn, toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen.
Hai loại cá bống vân mây và cá bống vân hoa.
Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.
Cá bống xưa nay vốn là món ăn ngon và bổ nổi tiếng và được sử dụng rất phổ biến ở nước ta. Sở dĩ có sự ngộ độc chết người là do nhiều người dân vẫn nhầm lẫn giữa cá bống vân mây và cá bống hoa. Ở nhiều địa phương người dân vẫn sử dụng lẫn lộn tên giữa 2 loài cá này. Để phòng tránh ngộ độc, tốt nhất khi ăn, người dân cần loại trừ những con cá có hình dáng nghi ngờ giống cá bống vân mây.
Cá nóc
Đất nước nổi tiếng dùng cá nóc làm thực phẩm là Nhật Bản. Chỉ có những đầu bếp đã được đào tạo bài bản và được cấp phép mới có thể thực hiện các món ăn từ cá nóc. Dù biết thịt cá nóc rất độc, nhưng nhiều người vẫn mạo hiểm thử sức với món ăn độc đáo này bởi hương vị hấp dẫn và trải nghiệm cảm giác tê lưỡi do phần độc tố còn lại trong thịt.
Đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc cá nóc.
Cá nóc chứa độc tố độc hại từ trong nội tạng. Độc tính của cá nóc có thể khiến người bị nhiễm độc ngứa, choáng váng, chuyển biến nặng sẽ dấn tới tê liệt cơ bắp, hôn mê và tử vong.