Điểm không cao, vẫn có thể trúng tuyển Trường Đại học Ngoại thương

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh đại học 2019, Trường Đại học Ngoại thương xét tuyển vào hệ đại học chính quy năm 2019 với phương thức xét tuyển kết hợp và xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia 2019. 

Một buổi tọa đàm về sở hữu trí tuệ của sinh viên
Một buổi tọa đàm về sở hữu trí tuệ của sinh viên

Bỏ qua Phương thức xét tuyển kết hợp với những quy định hết sức chi tiết và yêu cầu cao, đòi hỏi thí sinh phải có quá trình học tập xuất sắc cùng những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo chuẩn. Những thí sinh dùng điểm thi THPT quốc gia xét tuyển, có điểm thi khá cao, hoặc ở mức cao nhưng bấp bênh trong ngưỡng không chắc chắn vẫn có thể trúng tuyển nếu thay đổi nguyện vọng kịp thời.

Phân tích từ các chuyên gia tuyển sinh cho thấy. Hiện trường này xét tuyển ở 3 khu vực là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh. Tại trường chính Hà Nội, điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là ngành Kinh Tế; Kinh tế quốc tế và Luật với mức 24.10 điểm. Thấp nhất là ngành Ngôn ngữ Pháp với mức 22.65 điểm.

Phiên tòa giả định của khoa Luật Kinh tế tại cơ sở Quảng Ninh
Phiên tòa giả định của khoa Luật Kinh tế tại cơ sở Quảng Ninh

Còn tại cơ sở II TP Hồ Chí Minh, điểm chuẩn cao nhất và thấp nhất ở mức 24.25 và 23.50, đều ở mức cao so với điểm thi của thí sinh. Tuy nhiên tại cơ sở Quảng Ninh năm 2018, điểm trúng tuyển vào các ngành đào tạo ở cơ sở này là 17 điểm, một mức điểm khá phù hợp với thí sinh có điểm cao vừa phải.

Lựa chọn cơ sở Quảng Ninh đã được nhiều thí sinh thực hiện. Các hoạt động đào tạo của cơ sở Quảng Ninh đều như Hà Nội, giảng viên đều là của trường luân phiên về dạy, cơ sở vật chất được đầu tư xây mới đồng bộ. Các hoạt động ngoại khóa của sinh viên như văn hóa – thể thao, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo… đều có và phong trào không thua kém gì Hà Nội.

Đặc biệt, với những thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh và có 3 năm học THPT tại Quảng Ninh được hỗ trợ 30% học phí cho toàn khóa học. Cơ sở cũng nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong tỉnh.

Bạn Trần Thị Thương, quê Nghĩa Hưng, Nam Định, năm 2018 điểm khối D1 23,5 mong muốn vào Đại học Ngoại thương, để chắc chắc Thương chuyển nguyện vọng từ Hà Nội về Quảng Ninh và nay bạn đã bước sang năm thứ 2 ngành Kinh tế quốc tế. Hương chia sẻ: Nếu mức điểm đó em đăng ký ở Hà Nội thì quá bấp bênh, lựa chọn chuyển về cơ sở Quảng Ninh là quyết định đúng. Lúc đó em cũng lưỡng lực, hay là chuyển sang trường dân lập nào ở Hà Nội học cho vui, may là các thầy cô giáo ở trường cấp 3 khuyên và em đã quyết định đúng. 

Thời điểm này, các thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng lần cuối, học ở Hà Nội hay tiếp tục nuôi giấc mơ Trường Đại học Ngoại thương khi điểm thi không cao là điều các bạn cần tính đến. Lời khuyên của các chuyên gia tuyển sinh là: Các bạn hãy là những thí sinh thông thái, đường đi có thế khác nhưng đích đến là một. Lựa chọn các trường đại học ở địa phương không chỉ dễ trúng tuyển mà còn là bài toán kinh tế cho gia đình và cho chính mình.

Trường Đại học Ngoại thương đã là thương hiệu đào tạo lớn, cơ sở nào của trường cũng hướng đến chất lượng cao nhất. Mở cơ sở Quảng Ninh, là trường thực hiện nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm với xã hội. Thí sinh ở những tỉnh lân cận có thể theo học tiết kiệm tiền của gia đình, nhưng vẫn lấy bằng chất lượng Ngoại thương. - PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.