Nhiều kiến giải cho việc hỗ trợ xây dựng năng lực

GD&TĐ - Dự án Hỗ trợ năng lực (Bộ GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo đào tạo ngắn hạn và hỗ trợ xây dựng năng lực tại Việt Nam (ngày 31/5) - tổng kết kinh nghiệm từ Dự án FBC Tham dự có đại diện Sở GD&ĐT, Trường đại học đại diện cho các vùng miền trên cả nước.

Nhiều kiến giải cho việc hỗ trợ xây dựng năng lực

Dự án "Hỗ trợ năng lực" (FBC) là một phần trong chương trình định hướng hợp tác giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ Việt Nam, nhằm cung cấp hỗ trợ giúp tăng cường năng lực và kỹ năng quản lý, đổi mới của các cá nhân và tổ chức.

Ba lĩnh vực của dự án bao gồm: Truyền thông, nâng cao trách nhiệm về cách tiếp cận và thực hành xây dựng năng lực hiệu quả; Năng lực đổi mới và quản lý được tăng cường thông qua chương trình học bổng thạc sĩ và hỗ trợ khác và Kỹ năng chuyên môn và quản lý được tăng cường thông qua đào tạo ngắn hạn và các hoạt động xây dựng năng lực lồng ghép.

Các nhóm thảo luận tại Hội thảo
Các nhóm thảo luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo về đào tạo ngắn hạn và xây dựng năng lực đào tạo diễn ra buổi sáng. Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Dự án FCB đã giới thiệu khái quát về các hoạt động và kết quả của Dự án. Tiếp đó các nhóm thảo luận đến từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Đà Nẵng và Đại học Sư phạm Hà Nội đã cùng trao đổi về việc phát triển kỹ năng lãnh đạo và chiến lược xây dựng trường.

Vấn đề quản trị nhân lực hiệu quả cũng được đưa ra bàn thào. Như việc áp dụng kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên tại Đại học Huế; Rà soát bản mô tả công việc và ứng dụng trong phân công nhiệm vụ tại Học viện Quản lý giáo dục; Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ngoại thương; Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và đánh giá hiệu quả công việc tại Sở Nội vụ Hà Tĩnh.

Liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy và chương trình đào tạo. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đưa ra kinh nghiệm triển khai phương pháp tiếp cận CDIO trong xây dựng chương trình đào tạo mới; Trường Đại học sư phạm Vinh lại có ý kiến về việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực; Trường Đại học Dược Hà Nội tham luận về xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn hoá quốc tế; Trường Đại học sư phạm Hà Nội đưa ra ứng dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến trong dạy học

Để nâng cao năng lực cán bộ để cải thiện chất lượng dịch vụ công. Sở Nội vụ Cần Thơ có ý kiến  về việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; Sở Nội vụ Lào Cai đưa quan điểm về công tác quy hoạch cán bộ; Sở GD&ĐT Bình Thuận nêu kinh nghiệm vận dụng công nghệ thông tin trong cải tiến công tác lập kế hoạch phát triển giáo dục; Sở GD&ĐT Kon Tum đưa vấn đề cần thiết trong việc lập kế hoạch tài chính trường học; Sở GD&ĐT Hà Nôi đưa ra kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực của các trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời.

Chiều cùng ngày diễn ra Hội thảo tổng kết dự án. Sau phần giới thiệu khái quát về các hoạt động và kết quả của Dự án “Hỗ trợ xây dựng năng lực” được ông Nguyễn Tiến Dũng trình bày. Các bên liên quan đã báo cáo kết quả và đưa ra bài học kinh nghiệm thu hút được từ tiểu dự án; đồng thời cùng đánh giá các mặt hoạt động, đưa ra bài học kinh nghiệm thu hoạch được từ tiểu dự án FCB và khuyến nghị với Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.