Dịch vụ thủy táng cho thú cưng

GD&TĐ - Một người sẽ an táng cho thú cưng của họ ra sao khi chúng qua đời?

Anh Yang Loo cắm hoa tươi cho lễ tưởng niệm chú chó xù Sandy. Ảnh: CNA/Louisa Tang
Anh Yang Loo cắm hoa tươi cho lễ tưởng niệm chú chó xù Sandy. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Đây là câu hỏi mà anh Yang Loo đã đặt ra cho những người xung quanh cách đây vài năm. Khi một người bạn nói với Yang Loo về thủy táng, Yang Loo quyết định sẽ là người đầu tiên mang nó đến Singapore - nơi ngày càng có nhiều người sở hữu thú cưng.

Trở ngại ban đầu

Anh Loo, 28 tuổi và một trong những đối tác kinh doanh Joe Kam của anh, đã nói về những thách thức trong việc thành lập doanh nghiệp, cách họ sử dụng phương pháp thủy táng.

Ý tưởng về thủy táng lần đầu tiên đến với Loo vào năm 2018. Anh cho biết luôn quan tâm đến năng lượng tái tạo, đến ngành công nghiệp tang lễ và cảm thấy có thể có một cách tốt hơn những gì họ đang làm.

Loo và các đối tác kinh doanh của mình đã mất 3 năm để có được một không gian tại Trung tâm Toh Guan ở khu vực Jurong East và nhận được giấy phép liên quan từ chính quyền.

Để mở cơ sở thủy táng The Green Mortician, ban đầu Loo gặp khá nhiều trở ngại khi tìm địa điểm hoạt động và xin giấy phép. Bên cạnh đó, nhiều người đã quá quen với việc hỏa táng.

Lễ tưởng niệm được tổ chức cho chú chó xù Sandy đã trải qua quá trình thủy táng. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Lễ tưởng niệm được tổ chức cho chú chó xù Sandy đã trải qua quá trình thủy táng. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Tuy nhiên, anh Loo đã không bỏ cuộc và tiến hành những cuộc khảo sát nhỏ về việc này đối với những người xung quanh. Thật ngạc nhiên, nhiều người khá cởi mở với ý tưởng thủy táng cho thú cưng. Họ cho rằng hỏa táng có thể gây đau đớn và có cảm giác thật khó chịu khi chúng phải trải qua nhiệt độ cao như vậy.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình phê duyệt để có thể hoạt động lâu dài, mới đây The Green Mortician đã chính thức mở cửa đón khách. Cho đến nay, nơi này đã an táng cho hơn 20 vật nuôi, từ chó, mèo cho đến những sinh vật nhỏ hơn như chim và chuột đồng.

Đây hiện là nơi đầu tiên ở Singapore cung cấp dịch vụ thủy táng và là dịch vụ duy nhất nằm trong một tòa nhà công nghiệp thay vì các trang trại truyền thống ở các khu vực như Sungei Tengah hoặc Seletar.

“Nếu bạn đến Nhà hỏa táng Mandai, mọi thứ đều rất nghiêm trọng. Ngay cả tông màu gỗ mà họ sử dụng… có cảm giác rất buồn. Vì vậy, chúng tôi muốn thứ gì đó nâng cao tinh thần của bạn hoặc ít nhất là mang lại cho bạn cảm giác bình thường, sau đó bạn có thể buồn theo cách bạn muốn” - anh Loo nói thêm.

Sau đó, một người bạn trong ngành tang lễ đã nói với Loo về quá trình aquamation, có tên khoa học là thủy phân kiềm.

Anh Yang Loo (trái) và ông Joe Kam, những người sáng lập The Green Mortician. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Anh Yang Loo (trái) và ông Joe Kam, những người sáng lập The Green Mortician. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Thủy táng bằng thủy phân kiềm

Công nghệ này đã được phổ biến rộng rãi ở Mỹ trong vài năm dành cho vật nuôi. Nó được phát triển lần đầu tiên cách đây nhiều thập kỷ như một cách để loại bỏ xác động vật được sử dụng trong các thí nghiệm.

Một số quốc gia và tiểu bang của Mỹ cũng đã hợp pháp hóa nó cho hài cốt của con người. Năm 2021, thi thể của giám mục Nam Phi Desmond Tutu, một nhà lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc được kính trọng, đã bị thủy hóa sau khi ông qua đời.

Anh Loo cho biết, phương pháp thủy táng chưa được sử dụng ở Singapore vì người dân đã quen dùng lửa trong hỏa táng và việc điều hành một doanh nghiệp hỏa táng dựa trên lửa sẽ rẻ hơn. Bên cạnh đó, một số tôn giáo cũng có thể chống lại việc thủy táng. Ngoài ra, thiết bị để thủy táng cũng có giá khá cao, khoảng 200 nghìn USD.

Những mảnh xương bị bỏ lại sau khi được thủy phân kiềm được đưa qua một chiếc máy để nghiền thành bụi mịn hoặc “tro” trước khi được giao cho chủ vật nuôi trong một chiếc bình.

Quá trình thủy táng này bắt chước quá trình phân hủy tự nhiên của một cơ thể tiếp xúc với đất, nhưng mất khoảng 20 - 24 giờ để hoàn thành thay vì hàng tháng hoặc hàng chục năm.

Thủy táng thông qua quá trình thủy phân bằng kiềm cũng đã được quảng cáo là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho việc hỏa táng. Những người ủng hộ nói rằng thủy táng sử dụng năng lượng ít hơn 90% và không giống như hỏa táng, không thải ra khí thải nhà kính có hại.

Theo anh Loo, một chu kỳ thủy táng sử dụng khoảng 800 lít nước - gần bằng lượng nước được sử dụng bởi một hộ gia đình 5 người/ngày.

Tuy nhiên, bỏ qua các lợi ích bền vững, việc đưa xác động vật qua quá trình thủy táng trên mất nhiều thời gian hơn so với việc hỏa táng, vốn mất từ 2 - 3 giờ.

Ông Joe Kam sử dụng máy phân hủy kiềm tại The Green Mortician. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Ông Joe Kam sử dụng máy phân hủy kiềm tại The Green Mortician. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Nó cũng đắt hơn do công nghệ được sử dụng cũng như việc xử lý và loại bỏ nước thải hoặc chất lỏng còn sót lại. Anh Loo hy vọng rằng trong thời gian tới, những thứ này có thể được tái sử dụng làm phân bón lỏng cho các vườn ươm cây trồng, củng cố hơn nữa đặc tính xanh của công ty.

Tùy thuộc vào kích thước của thú cưng, The Green Mortician tính phí từ 430 USD đến 730 USD cho gói dịch vụ đầy đủ bao gồm nhặt xác thú cưng, dịch vụ tưởng niệm, thủy táng và trả lại tro cốt trong bình cho chủ sở hữu.

Xương của một chú chó đã được ngâm nước tại The Green Mortician. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Xương của một chú chó đã được ngâm nước tại The Green Mortician. Ảnh: CNA/Louisa Tang

Loo nuôi hy vọng kỹ thuật thủy táng thông qua quá trình thủy phân bằng kiềm có thể được áp dụng đối với thi thể người trong tương lai. Nhà chức trách Singapore đã yêu cầu công ty anh cung cấp thông tin và dữ liệu để xem xét khả năng trên.

Anh cho rằng, thủy táng cho thú cưng cũng là một bước đệm để có thể tiến hành đối với thi thể người. Trong bối cảnh Singapore khan hiếm về đất đai, Loo tin rằng hy vọng của anh sẽ sớm trở thành hiện thực.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.

Hạt Catsrang Thức ăn Catsrang