Đi tìm nền văn minh ngoài trái đất

GD&TĐ - Trong vũ trụ còn có các sinh vật khác hay không? Liệu chúng ta có liên lạc được với “họ”? Có thể “họ” đang sống giữa chúng ta? Hiện giờ chúng ta không biết chắc chắn về những điều đó; mặc dù nhiều nhà khoa học hy vọng tìm thấy nền văn minh ngoài Trái đất ở ngoại hành tinh Proxima Centauri b.

Điều kiện sống trên các ngoại hình tinh giống hay khác Trái đất?
Điều kiện sống trên các ngoại hình tinh giống hay khác Trái đất?

Cần có nước ở thể lỏng?

Chúng ta đã biết nhiều điều về vũ trụ, về các ngôi sao, các hệ hành tinh khác, các thiên hà xa xôi. Từ năm 1995, các nhà khoa học đã phát hiện và đặt tên cho 22 ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) có những điều kiện đặc biệt giống Trái đất.

Thật tiếc là nghiên cứu về thành phần khí quyển những ngoại hành tinh đó (để tìm hiểu khả năng hình thành sự sống), đã bị đình hoãn vào năm 2011. Kính viễn vọng với nhiệm vụ “tìm kiếm” sinh vật trong vũ trụ, không được chế tạo.

Hoạt động của các nhà khoa học còn kéo dài vài ba năm và tiêu tốn vài triệu USD mà không mang lại kết quả cụ thể nào. Thậm chí xuất hiện tin đồn rằng có người nào đó đã muốn dừng nghiên cứu về đề tài này (sinh vật ngoài hành tinh) trước khi xuất hiện các chứng cớ cụ thể.

Kính thiên văn không gian mới James Webb, thay thế Kính Hubble, dự kiến được đưa vào không gian năm 2021, do vậy, sẽ phải hoạt động hiệu quả hơn, cho hình ảnh chi tiết hơn.

Gương chính khổng lồ, đường kính 6,5 m của James Webb, chắc chắn sẽ giúp quan sát dễ dàng các đối tượng ở cách xa hàng chục năm ánh sáng.

Việc quan sát chính xác sẽ giúp các nhà thiên văn học đánh giá xem trên bề mặt ngoại hành tinh có nước ở thể lỏng hay không, từ đó đánh giá xem các quá trình sinh hóa có thuận lợi cho sự sống xuất hiện hay không.

Tất nhiên là những người đam mê tìm kiếm sự sống trong vũ trụ không để mình NASA “độc chiếm” sứ mệnh này.

Trên khắp thế giới có các dự án và nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi liệu chúng ta, trên Trái đất, có phải là những sinh vật thông minh duy nhất.

Hành tinh Proxima Centauri b

Tín hiệu điện từ được gửi vào vũ trụ, tuy nhiên cho đến nay không có tín hiệu trả lời nào được ghi nhận.
Tín hiệu điện từ được gửi vào vũ trụ, tuy nhiên cho đến nay không có tín hiệu trả lời nào được ghi nhận. 

Nhóm các nhà khoa học tham gia Dự án Messaging Extra-Terrestial Inteligence (METI – tạm dịch: Truyền thông với trí thông minh trên cạn ngoài hành tinh) đưa ra sáng kiến gửi tín hiệu điện từ và laser vào vũ trụ, nhắm đến nền văn minh tiềm tàng nào đó.

Trên ngoại hành tinh Proxima Centauri b, ở cách chúng ta 4 năm ánh sáng, có thể đang tồn tại một dạng sống hoặc thậm chí một nền văn minh vũ trụ tiên tiến.

Vào những năm 60 thế kỷ trước, các nhà khoa học Liên Xô đã gửi tín hiệu điện từ vào vũ trụ, tuy nhiên cho đến nay không có tín hiệu trả lời nào được ghi nhận. Một số quốc gia khác cũng gửi tín hiệu và kết quả cũng tương tự. Mặc dù vậy, ngoại hành tinh Proxima Centauri b vẫn tiếp tục được xem là đích đến của các tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Một số quốc gia khác, không có khả năng công nghệ và tài chính để thực hiện các nghiên cứu dựa trên quan sát và du hành vũ trụ, quay sang tìm kiếm câu trả lời ngay trên Trái đất.

Thật tiếc là mọi thử nghiệm nhằm chứng minh rằng có những dạng sống vũ trụ đang hoạt động bên cạnh chúng ta, cho đến nay, vẫn không mang lại kết quả khả quan.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình nghiên cứu được thực hiện theo hướng khác. Các nhà khoa học cố gắng tiếp cận những khu vực khó khăn, xa xôi hẻo lánh của địa cầu để kiểm tra xem những dạng sống nào có khả năng phát triển trong những điều kiện cực đoan nhất.

Hóa ra, trong những điều kiện thậm chí khắc nghiệt hơn điều kiện trên sao Hỏa, vẫn có những dạng sống đơn giản tồn tại, phát triển, sinh sôi, thích nghi với những điều kiện thay đổi và không cần ánh sáng Mặt trời để tạo thành hệ sinh thái riêng.

Hiện tượng nói trên khiến các nhà khoa học suy tư.

Vậy chúng ta có đơn độc trong vũ trụ? Xét theo những gì chúng ta đã biết, câu trả lời là không. Vậy có hay không chứng cớ về sự sống trên những hành tinh khác? Thậm chí nếu có, thì chúng ta cũng không thể biết ngay được.

Tuy nhiên, biết đâu, chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ nhận được tín hiệu trả lời từ vũ trụ? Hoặc thậm chí, các vị khách từ ngoài hành tinh sẽ ghé thăm chúng ta?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...