Đi tìm lời giải cho bài toán phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Đi tìm lời giải cho bài toán phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Cha mẹ thực sự trở thành người đồng hành

PGS.TS Nguyễn Văn Biên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế” cho rằng: 

Khi học sinh phải tạm dừng đến trường vì dịch bệnh, sự chuyển đổi vai trò, mà thực chất là giành lại vai trò của cha mẹ đối với giáo dục con dường như diễn ra quá nhanh chóng khiến cho nhiều cha mẹ cảm thấy lúng túng, đôi khi bế tắc.

Nếu trước đây, cuộc sống làm cha mẹ diễn ra tương đối êm ả: sáng dậy cùng con ăn sáng, đưa con đến trường, chiều đón về (hoặc con tự đi về), lo ăn tối rồi con ôn bài hoặc thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của thầy cô. Nhiệm vụ đó sẽ được thầy cô đánh giá vào ngày hôm sau. Chính vì lẽ đó, cụm từ “trăm sự nhờ thầy” được nhiều cha mẹ học sinh và giáo viên nhắc tới.

“Kết quả phỏng vấn trong một nghiên cứu của chúng tôi về đề tài phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh gần đây cho thấy: cha mẹ thường dành khoảng 30 phút tới 2h/ngày để trò chuyện với con vào các khoảng thời gian: ăn tối, làm việc nhà, trước khi ngủ (với học sinh tiểu học) với các nội dung chủ yếu là tình hình học tập trên lớp, mối quan hệ bạn bè, thầy cô.

Với khoảng thời gian ấy và các câu chuyện đó, cha mẹ hầu như đóng vai trò là người dõi theo và quan sát hoạt động ở trường của con. Nhưng giờ đây, hơn 3 tháng nay, cha mẹ và con cái ở bên nhau 24/7 và vì vậy, họ không còn là “quan sát viên” nữa- mà họ thực sự trở thành “người đồng hành” thực hiện sứ mệnh cao cả của mình đó là cũng sẽ trở thành một nhà giáo dục” - PGS.TS Nguyễn Văn Biên chia sẻ.

Quan sát thực tiễn cũng như đọc các bài báo trên mạng xã hội gần đây về dạy học trực tuyến, TS. Nguyễn Thị Ngọc Liên – thành viên chính đề tài nghiên cứu - cũng nhận định: Chưa bao giờ sự phối hợp gia đình, nhà trường mà cụ thể là giữa giáo viên và cha mẹ học sinh lại cần thiết và quyết định hiệu quả giáo dục, kết quả học tập của học sinh một cách rõ nét như thời điểm này.

Có lời giải nhưng cần nhiều nỗ lực

Các nguyên tắc cơ bản trong phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội nhằm giáo dục học sinh, PGS.TS Nguyễn Văn Biên chia sẻ. Theo đó, trường học hiệu quả là nơi cung cấp môi trường học tập có tính hỗ trợ và phát triển đứa trẻ. Gia đình, xã hội đề cao hoạt động dạy; tôn trọng năng lực, chuyên môn của giáo viên;

Nhà trường, xã hội coi trọng sự đa dạng của các gia đình và sử dụng nó như một nguồn thông tin để xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục hiệu quả;

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thúc đẩy động cơ học tập của học sinh; tạo hoạt động và tạo môi trường rèn luyện cho học sinh.

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đẩy mạnh sự kết nối giữa nhà trường và cộng đồng.

Từ các quan điểm xuất phát đó, PGS.TS Nguyễn Văn Biên cho biết, lời giải cho bài toán phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường hiệu quả trong giai đoạn học sinh học qua internet, học trên truyền hình khi tạm dừng đến trường là:

Thứ nhất, các hoạt động phối hợp cần được xây dựng trên nền tảng niềm tin. Tức là giữa cha mẹ và giáo viên cần có sự tin tưởng, tín nhiệm từ đó tạo ra sự sẵn sàng hành động/phối hợp cùng nhau trong hoạt động hỗ trợ học sinh. Muốn vậy, rất cần sự rõ ràng, minh bạch về thông tin: các mục tiêu, kế hoạch, phương thức phối hợp…

Thứ hai, xây dựng và chia sẻ mục tiêu và kế hoạch giáo dục trong giai đoạn học trực tuyến: công khai mục tiêu, kế hoạch, phương pháp giáo dục học sinh; hướng dẫn cha mẹ phối hợp; chia sẻ cùng cha mẹ để tạo nên sự thấu hiểu về mục tiêu, sẵn sàng cam kết thực hiện- thời điểm này chắc chắn cần có một sự cam kết để thấy trách nhiệm của cha mẹ.

Thứ ba, ủng hộ những nỗ lực của nhau: Cha mẹ, giáo viên nhận ra, khích lệ và ủng hộ những đóng góp và nỗ lực phối hợp của các bên thông qua phản hồi về tần xuất tương tác, khen ngợi sự phối hợp của các bên. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho hai bên tiếp tục thực hiện các công việc hàng ngày.

Thứ tư, đồng hành trong hoạt động: Cha mẹ cùng tham gia vào các kế hoạch, các hoạt động học tập và rèn luyện hàng ngày cùng con nhưng không phải như các “Cha mẹ trực thăng” (giám sát trên đầu con), mà là những người đồng hành hướng dẫn con lập mục tiêu và thời gian biểu các hoạt động trong ngày để thực hiện. Bạn đồng hành- khác rất nhiều so với người giám sát và quan sát viên.

Cuối cùng, cung cấp thông tin phản hồi: Phản hồi thông tin 2 chiều ở giai đoạn này cực kỳ quan trọng. Học sinh ít tích cực hay cha mẹ đôi khi lúng túng cũng bởi thông tin phản hồi nhận được ít và gián tiếp. Do đó, việc tăng cường phản hồi thông tin sẽ giúp gia đình và giáo viên nắm bắt tình hình, điều chỉnh cách thức và nhận biết mức độ đạt mục tiêu trong hoạt động tự học tại nhà.

Quan điểm của tôi cũng giống như quan điểm của một hiệu trưởng mà tôi có dịp tiếp xúc gần đây, cô nói rằng:

“Tôi không quá lo lắng về chất lượng việc học hay điểm số của học sinh, điều tôi lo lắng là làm sao lấy lại được nền nếp, ý thức và kỷ luật lớp học khi các em quay trở lại trường học sau một thời gian nghỉ học quá dài”.

Nỗi lo lắng của cô hiệu trưởng và cũng là nỗi niềm của nhiều thầy cô giáo trong các nhà trường sẽ được giảm bớt nếu mỗi ngày ở nhà, cha mẹ bên cạnh nhắc nhở con học tập thì hướng dẫn con nền nếp, ý thức và tuân thủ nội quy khi ở nhà. Và ngay ngày mai, liệu cha mẹ có sẵn sàng nhắc con thức dậy sớm để tập thể dục nhẹ nhàng, ăn sáng và ngồi ngay ngắn vào bàn học?

PGS.TS Nguyễn Văn Biên 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.