Di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ 3D mapping

GD&TĐ - Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.

Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đã làm nổi bật các giá trị vốn có của di sản.
Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đã làm nổi bật các giá trị vốn có của di sản.

Sự kiện do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Viện nghiên cứu văn minh châu Á, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng và Ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam (18/5); kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

phat-giao-1.jpg

Trưng bày giới thiệu 13 hiện vật đặc sắc về nghệ thuật Phật giáo thời Lý hiện đang lưu giữ tại bảo tàng, với những diễn giải và trình chiếu bằng các kỹ thuật 3D mapping, hologram, digital revival, gauze projection…

phat-giao-2.jpg

Với cách tiếp cận mới mẻ, kết hợp giữa nghiên cứu khoa học chuyên sâu và công nghệ trình diễn hiện đại, trưng bày mang đến cho công chúng một hành trình trải nghiệm đa giác quan, từ thị giác, thính giác đến chiều sâu cảm nhận văn hóa – lịch sử.

phat-giao-5.jpg

Các họa tiết hoa văn trên hiện vật được tái hiện sắc nét thông qua kỹ thuật số, cùng với những diễn giải sinh động giúp người xem, đặc biệt là thế hệ trẻ dễ dàng tiếp cận với lịch sử, văn hóa truyền thống.

phat-giao-4.jpg

TS. Nguyễn Văn Đoàn – Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhấn mạnh: “Với những hiện vật tiêu biểu, được chọn lọc từ khối di sản Phật giáo thời Lý, chứa đựng những giá trị đặc sắc nhất, với những diễn giải và trình chiếu bằng các kỹ thuật hiện đại, trưng bày nhằm góp phần phục dựng, tái tạo và hồi sinh các di sản văn hoá vô cùng quý giá, mong muốn mang tới cho khách tham quan những trải nghiệm mới, sâu sắc và hấp dẫn hơn”.

phat-giao-3.jpg

Trưng bày mở cửa đón khách đến hết tháng 7/2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ