Đi ngược xu hướng

GD&TĐ - Theo Nghị quyết 128/NQ-CP, Tổ chức Y tế Thế giới, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn...

Học sinh học trực tuyến kéo dài. Ảnh minh họa/INT
Học sinh học trực tuyến kéo dài. Ảnh minh họa/INT

Tuy nhiên, việc bao phủ vắc-xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh, từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh… Đây cũng là lý do, Chính phủ đã chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Với 4 cấp độ dịch (cấp 1 - nguy cơ thấp; cấp 2 - nguy cơ trung bình; cấp 3 - nguy cơ cao; cấp 4 - nguy cơ rất cao), hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp được triển khai ở 2 cấp độ đầu. Như vậy, chủ trương mở cửa trường học ở vùng an toàn được thống nhất từ Chính phủ. “Không để học sinh học trực tuyến quá lâu” cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong một sự kiện mới đây.

Liên quan đến nội dung này, Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo cụ thể tại Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021. Quan điểm được Bộ nhấn mạnh là căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường học tập.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu quan điểm tại Hội nghị triển khai công tác bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong cơ sở GD-ĐT: Công tác phòng ngừa, kiểm soát dịch không còn cứng nhắc; địa phương vì thế cũng cần linh hoạt trong quyết định cho học sinh trở lại trường, căn cứ vào cấp độ dịch của các địa bàn cấp tỉnh, huyện, thậm chí đến từng đơn vị cấp xã.

Chủ trương rõ ràng, hướng dẫn cũng đầy đủ, tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế không giống nhau ở các địa phương. Nhiều địa phương nhanh chóng mở cửa trường học ở vùng an toàn; tận dụng tối đa thời gian có thể để học sinh được học trực tiếp.

Từng là tâm dịch với số ca nhiễm lên tới hàng nghìn mỗi ngày, nhưng TP Hồ Chí Minh đã cho phép một số trường mở cửa trở lại. Việc khoanh vùng hẹp, khi có F0 chỉ dừng học 1 lớp, 1 trường cũng được nhiều nơi quyết tâm thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng có địa phương “kiên trì” với dạy học trực tuyến từ đầu năm học đến nay, dù căn cứ trên mức độ dịch là đã có thể mở cửa trường học trở lại; trong khi đó lại mở cửa các hoạt động hàng quán, tụ tập đông người.

105/134 nước trên thế giới đã mở cửa trường học, điều đó cho thấy, xu hướng chung sống an toàn với dịch ở các quốc gia và sự nhận thức về tác động lớn với trẻ em khi không được học trực tiếp. Điều này cần sự quyết liệt ở lãnh đạo địa phương, đặc biệt trong chuẩn bị điều kiện tối quan trọng là tiêm phủ vắc-xin cho trẻ em ở độ tuổi quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.