Phối hợp nhiều công cụ, phần mềm để đánh giá học sinh học trực tuyến

GD&TĐ - Học sinh Hà Nội đang ôn tập để kiểm tra giữa kỳ I. Qua lần kiểm tra online của học kỳ II năm học trước, mọi phương án đã được các cơ sở giáo dục chủ động lập kế hoạch đối với từng môn học.

Giáo viên Trường THCS Cầu Giấy trong tiết kiểm tra trực tuyến.
Giáo viên Trường THCS Cầu Giấy trong tiết kiểm tra trực tuyến.

Tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình), để quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ I thuận lợi và đạt hiệu quả cao, giáo viên chủ động tổ chức ôn tập nhiều dạng bài trắc nghiệm giúp học sinh làm quen. Đặc biệt, đề thi của các môn tích hợp được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm và chia nội dung theo tỉ lệ số tiết dạy.

Cô Lê Thị Oanh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết: Với môn Lịch sử - Địa lý, lượng câu hỏi sẽ chia thành 3 phần, Sử 2 - Địa 1. Thời gian kiểm tra là 40 phút, đề thi sẽ có 20 câu liên quan đến kiến thức Lịch sử và 10 câu thuộc kiến thức Địa lý. Nhà trường cũng điều chỉnh lịch kiểm tra xuống còn 45 phút so với kiểm tra trực tiếp là 60 phút để phù hợp với tình hình thực tế dạy online.

Các giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ đã sử dụng phần mềm Azota tạo đề và chọn khung giờ kiểm tra. Khi tạo đề, thầy cô chọn định dạng học sinh chỉ được phép làm một lần và biết kết quả sau khi cả lớp đã nộp bài, đảm bảo tính khách quan.

Còn cô Lê Kim Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cho biết: Học sinh nhà trường làm bài kiểm tra giữa học kỳ I từ ngày 25/10 - 8/11 với các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, Khoa học Tự nhiên, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý, GD Công dân, Tin học trực tuyến qua phần mềm Microsoft Teams.

Để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, học sinh ôn tập theo đề cương và hướng dẫn của giáo viên bộ môn, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho bài kiểm tra trực tuyến như bút, giấy nháp, thiết bị điện tử có kết nối mạng và sử dụng được tính năng video, audio, đường truyền mạng tốt không gian yên tĩnh. Trước thời điểm kiểm tra, học sinh nếu không đảm bảo thiết bị kiểm tra trực tuyến sẽ được bố trí kiểm tra trực tuyến tại trường.

Việc đánh giá kết quả của học sinh được xem là một trong những bước quan trọng, giúp giáo viên biết phương pháp dạy của mình có phù hợp không; học sinh có thật sự ham muốn, ý thức và tự giác không. Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra, giáo viên triển khai chấm bài qua phần mềm Azota. Phụ huynh học sinh sẽ dễ dàng xem được kết quả, đánh giá được thực chất quá trình học tập của con em mình.

Anh Nguyễn Quốc Hưng - phụ huynh học sinh Trường THCS Thanh Xuân Trung ủng hộ việc thi trực tuyến vì đã học thì phải có kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục. “Qua thời gian theo dõi con học trực tuyến, tôi yên tâm khi con tiếp thu đầy đủ kiến thức. Việc hoàn thành các bài kiểm tra cũng giúp con rèn khả năng làm bài thi, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 THPT tới đây”.   

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ukraine đang giấu mình trong lòng đất

Ukraine đang giấu mình trong lòng đất

GD&TĐ - Báo Tây Ban Nha đưa tin, Ukraine đang tích cực xây dựng mạng lưới nhà máy sản xuất vũ khí ngầm ở trong lòng đất, nhằm tránh đòn tấn công của Nga.