Đi ngược số đông

GD&TĐ - Khi biến thể Omicron lan rộng trên thế giới, các quốc gia đã có những phản ứng mạnh mẽ nhằm hạn chế sự lây lan nhưng hiện nay, nhìn chung thế giới đang áp hạn chế thấp hơn so với năm 2020, 2021.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Ngược lại, Nhật Bản siết chặt biện pháp kiểm soát biên giới so với 2 năm trước.

Dù ghi nhận sự gia tăng trong thời gian gần đây, số ca nhiễm trên đầu người của Nhật Bản thấp hơn khoảng 5 lần so với nhiều quốc gia châu Âu và ít nhất 3 lần so với Australia. Tỷ lệ tử vong tại Nhật Bản được kiểm soát ở mức 146 ca trên một triệu người từ ngày 15/11/2021 đến ngày 20/1/2022, trái ngược với Mỹ (2.655 ca) và Anh (2.283 ca).

Nhiều nước đã dần chuyển sang chiến lược “sống chung với Covid-19”. Đơn cử, Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây thông báo dỡ bỏ yêu cầu cách ly, ngay cả quy định cách ly sau khi có kết quả dương tính với Covid-19 từ ngày 24/2. Nhưng Nhật Bản phản ứng rất mạnh mẽ với Omicron.

Từ tháng 12/2021, Nhật Bản áp lệnh đóng cửa biên giới với thế giới. Ước tính khoảng 150.000 sinh viên quốc tế không thể đến Nhật Bản du học dù đã trúng tuyển nên nhiều người chuyển hướng sang du học Hàn Quốc. Các chuyên gia giáo dục, giám đốc trung tâm du học quốc tế trên khắp thế giới đã gửi bản kiến nghị yêu cầu Chính phủ Nhật Bản mở cửa biên giới.

Trong nước, 34/47 quận tại Nhật Bản trở lại tình trạng cận khẩn cấp vào cuối tháng 1/2022. Tin tức về Omicron thống trị các chương trình, phương tiện truyền thông tại Nhật Bản mỗi ngày bất chấp nước này có tỷ lệ tiêm chủng quốc gia tương đối cao với 79% dân số.

Việc Nhật Bản áp quy định chống dịch tương đối khắt khe trong khi các quốc gia khác dần nới lỏng có liên quan đến thái độ của người dân trước biện pháp phòng chống dịch. Khi dịch mới bùng phát, người Nhật tuân theo nguyên tắc 3C gồm tránh không gian kín, nơi đông người và tiếp xúc gần nhưng hiệu quả giảm dần theo thời gian.

Dần dần, công chúng trở nên thất vọng với những chính sách phòng chống dịch thiếu nhất quán của chính phủ như tiếp cận xét nghiệm gặp trở ngại, chất lượng khẩu trang không đạt yêu cầu, chiến dịch tiêm chủng ban đầu chậm… Đỉnh điểm, đa số người dân đều phẫn nộ khi chính phủ kiên trì với mục tiêu tổ chức Thế vận hội mùa Đông tại Tokyo vào năm 2021.

Do đó, khi Omicron xuất hiện, nước này cần biện pháp thẳng thắn, mạnh mẽ, triệt để hơn không chỉ để phòng chống dịch mà cũng góp phần “xoa dịu” công chúng. Cũng bởi lẽ đó, dù hàng nghìn du học sinh tỏ ra bất bình về lệnh đóng cửa biên giới, người dân Nhật Bản nhìn chung đều bày tỏ tin tưởng và ủng hộ quyết định này.

Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cũng được cho là động cơ chính trị nhằm giành sự ủng hộ của người dân với đảng cầm quyền của Thủ tướng Fumo Kishida trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 7 sắp tới.

Mặc dù vậy, Nhật Bản cũng đang đánh giá lại quyết định đi ngược với số đông. Hôm 12/2, khi đến thăm sân bay quốc tế Haneda, Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tiết lộ: “Tôi dự định xem xét việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới”.

Quyết định mới sẽ được đưa ra dựa trên đánh giá khoa học về biến thể Omicron, mức độ lây nhiễm trong Nhật Bản và biện pháp kiểm dịch ở các quốc gia khác.

Thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy tiêm mũi tăng cường bởi chỉ khoảng 8% dân số đã tiêm mũi thứ 3. Thủ tướng Kishida đặt mục tiêu tiêm một triệu liều vắc-xin mỗi ngày vào cuối tháng 2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.