ĐH Đà Nẵng triển khai mô hình đào tạo Ý tưởng - Thiết kế - Thực hiện - Vận hành

GD&TĐ - Mô hình đào tạo Ý tưởng - Thiết kế - Thực hiện - Vận hành (CDIO) sẽ được áp dụng tại các cơ sở giáo dục Đại học thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng nhằm đổi mới phương pháp dạy và học trong giáo dục đại học.

Đại diện trường Singapore Polytechnic và ĐH Đà Nẵng ký biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đại diện trường Singapore Polytechnic và ĐH Đà Nẵng ký biên bản ghi nhớ hợp tác.

Đây là dự án hợp tác giữa ĐH Đà Nẵng và Trường Singapore Polytechnic (SP) kéo dài trong 3 năm với sự hỗ trợ của Quỹ Temasek (Singapore) và vốn đối ứng của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng).

Sáng nay, 23/2, tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa ĐH Đà Nẵng và Trường Singapore Polytechnic việc triển khai đào tạo theo mô hình CDIO.

GS.TS Trần Văn Nam - Giám đốc Đại học Đà Nẵng (UD) - thay mặt cho Đại học Đà Nẵng và ông Tan Choon Shian - Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Điều hành thay mặt cho Singapore Polytechnic (SP) cùng ký kết biên bản ghi nhớ.

Theo đó, trong khuôn khổ của dự án giảng dạy và học tập theo mô hình CDIO, sẽ có một chuỗi các hội thảo được tổ chức nhằm đào tạo và huấn luyện 160 giảng viên của các trường ĐH, CĐ thành viên của ĐH Đà Nẵng.

Trong số này, sẽ chọn ra 70 giảng viên để đào tạo chuyên sâu các kỹ năng như: Thiết kế chương trình tích hợp; Thiết kế kinh nghiệm học tập thực nghiệm tích cực; Nhận thức và thiết kế các sản phẩm và hệ thống cải tiến và Đánh giá các chương trình để cải tiến liên tục.

Tiếp đó, 20 giảng viên trong số các 70 giảng viên này sẽ được chọn lựa để tiếp tục được đào tạo trở thành chuyên gia CDIO. Và để nhân rộng mô hình CDIO này, nhóm 20 chuyên gia CDIO sẽ tổ chức và thực hiện các đợt đào tạo lại cho 120 giảng viên khác thuộc các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng.

Đối với các giảng viên, mô hình CDIO sẽ là cơ sở giúp cho việc lập kế hoạch chương trình đào tạo và thiết kế các kinh nghiệm học tập tốt hơn, cũng như các cách tiếp cận mới để đánh giá sát với các nhu cầu trong thực tế hơn.

Đối với sinh viên, họ sẽ có được một loạt các kỹ năng về kỹ thuật và cá nhân, cùng với các kinh nghiệm về sản phẩm và xây dựng hệ thống. Họ sẽ có thể kết hợp tốt hơn kiến thức với kỹ năng và kinh nghiệm làm việc theo yêu cầu công nghiệp và xã hội.

Dự án này sẽ được thực hiện trong 3 năm với sự hỗ trợ của Quỹ Temasek, Singapore với khoản tài trợ S$ 634.820 và trường Đại học Bách Khoa đối ứng số tiền S$ 290.800.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.