Việc thu thập tài liệu chứng cứ của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam giữa Công ty cổ phần tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình) là đúng nghiệp vụ, quy trình.
Mọi thông tin Báo đã nêu với quan điểm lập trường là người ở giữa và không hề thiên vị bên nào, diễn biến sự việc thế nào Báo đã thông tin đến bạn đọc đúng như vậy.
Việc đăng thông tin có tác dụng như một bài học cảnh tình những sinh viên, sau khi bước chân vào đời phải có những suy nghĩ đúng đắn, kinh doanh và làm mọi việc phải tuân thủ pháp luật; không chây ì làm ảnh hưởng đến đối tác.
Được phép làm những gì mà luật không cấm nhưng phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc, lấy sự việc của Tập đoàn FLC và Tập đoàn Hòa Bình như một bài học.
Thư xác nhận công nợ phải trả do chính Tập đoàn FLC gửi tới Tập đoàn Hòa Bình đề nghị xác nhận số tiền doanh nghiệp này phải trả là 213 tỷ đồng - đây là một trong bằng chứng quan trọng được công khai tại phiên tòa. TheoLuật sư Diệp Năng Bình khẳng định: “Đây là nguồn chứng cứ quan trọng. Nếu đây là con số không có căn cứ thì không lẽ lại Tập đoàn FLC được khai khống, khai bừa vào báo cáo tài chính?". |
Báo cáo tài chính quý IV/2017 của Tập đoàn FLC công bố tự xác nhận phải trả Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình là 213 tỷ đồng. |
Báo cáo tài chính 2017 của FLC đã được công bố công khai. |
Trở lại sự việc tại phiên Tòa vào ngày 30/9, khi Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa - ông Nguyễn Văn Lương hỏi phía đại diện Tập đoàn FLC là cho đến tháng 2/2018 FLC nợ Công ty Hòa Bình bao nhiêu?
Đại diện được ủy quyền của Tập đoàn FLC tại Tòa là ông Đặng Nhật Minh nói: “Thưa hội đồng xét xử, chúng tôi xác định là không có nợ Công ty Hòa Bình”.
Sau đó, Tòa hỏi đại diện Tập đoàn FLC là tại sao có công văn xác nhận nợ 213 tỷ đồng?
Đại diện FLC cho biết, xác nhận công nợ các bên cung cấp cho tòa được thực hiện theo quy định của kiểm toán, kế toán lập trích một khoản có thể phải trả cho Công ty Hòa Bình để thực hiện việc đó.
Đại diện Tập đoàn Hòa Bình - ông Phạm Văn Anh xác nhận tại Tòa là: Từ năm 2015 đến 2018, Công ty Hòa Bình rất nhiều lần yêu cầu Tập đoàn FLC trả nợ, nhưng không được thanh toán.
Ông Phạm Văn Anh nhấn mạnh: Liên quan đến khoản nợ Công ty Hòa Bình phản ánh đến báo chí có nội dung mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng là 2 khoản nợ phát sinh từ hợp đồng số 18 và 57. Báo đã đăng chính xác và đúng sự thật.
Vào năm 2014, Công ty Hòa Bình và Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã ký kết 2 hợp đồng để thi công xây dựng: Hợp đồng số 57/2014 HĐTC/FLC-HBC và Hợp đồng số 18/2014 HĐTC/FLC-HBC để thực hiện hạng mục xây dựng: Khu fusion và khu Alacarte của dự án; Khu đô thị sinh thái FLC Sầm Sơn do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư tại Thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Công ty Hòa Bình thực hiện hợp đồng này từ năm 2014 kết thúc cuối năm 2015 và hiện công trình này đã được Tập đoàn FLC đưa vào sử dụng từ năm 2015.
Sau đó, chính Tập đoàn FLC đã ghi nhận trong báo cáo tài chính của mình, công bố công khai đại chúng vào năm 2016, 2017 tổng số là 213 tỷ đồng chưa trả cho Công ty Hòa Bình.
Đến tháng 2/2018, Tập đoàn FLC có gửi cho Công ty Hòa Bình thư xác nhận khoản nợ 213 tỷ đồng và cho đến nay, toàn bộ khoản nợ này cũng chưa được Tập đoàn FLC thanh toán cho Hòa Bình.
Công văn của Tập đoàn Hòa Bình gửi Tập đoàn FLC với nội dung yêu cầu thanh toán hơn 262 tỷ đồng. Ảnh: Tùng Dương. |
Để trả lời bạn đọc là: Tập đoàn FLC nợ Tập đoàn Hòa Bình bao nhiêu tiền mà chưa trả? Khoản nợ này đã kéo dài bao lâu?
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật về những giá trị pháp lý liên quan đến các tài liệu kiểm toán và báo cáo tài chính của hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần tập đoàn FLC và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình.
Theo Luật sư Diệp Năng Bình: “Trong các khoản mục trên báo cáo tài chính, khoản mục nợ phải thu rất quan trọng. Đó là tài sản của doanh nghiệp đang bị đối tác bên ngoài chiếm dụng, các sai phạm tồn tại trong việc ghi nhận cũng như quản lý nợ phải thu tại các doanh nghiệp là vấn đề được kiểm toán viên quan tâm khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị.
Trong các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục này, xác nhận sự hiện hữu của khoản mục nợ phải thu là thủ tục bắt buộc đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện.
Thủ tục xác nhận công nợ phải thu do kiểm toán viên trực tiếp thu thập bằng văn bản từ các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị, nên có độ tin cậy cao”.
Luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh: “Thực tiễn cho thấy, gửi thư xác nhận công nợ là một thủ tục quan trọng để kiểm toán viên thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của khoản mục này.
Nói thẳng với 6 luật sư của FLC, chây ì nghĩa là nợ mà không chịu trả |
Nghĩa là, hoạt động này giúp cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong quá trình kiểm toán tại các đơn vị.
Như vậy, có thể thấy để ra được thư xác nhận công nợ những khoản phải thu, phải trả đều được kế toán hai bên ghi nhận trên sổ sách kế toán chứ không phải muốn xác nhận sao thì xác nhận bởi đã được người đại diện pháp luật ký và được đóng con dấu pháp nhân”.
Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định: “Đây là nguồn chứng cứ quan trọng. Nếu đây là con số không có căn cứ thì không lẽ lại Tập đoàn FLC được khai khống, khai bừa vào báo cáo tài chính?".
Việc Tập đoàn FLC và Tập đoàn Hòa Bình là đối tác được thể hiện ở hợp đồng số 18 và 57 là có thật. Việc thể hiện nợ trong các báo cáo tài chính 2016, 2017 của Tập đoàn FLC nợ Tập đoàn Hòa Bình 213 tỷ đồng cũng là thật. Thư xác nhận công nợ mà Tập đoàn FLC đề nghị Tập đoàn Hòa Bình xác nhận khoản nợ 213 tỷ đồng cũng là thật.
Ông Phạm Văn Anh - Đại diện Công ty Hòa Bình, cho biết: “Trong suốt thời gian từ năm 2015 đến 2018 Công ty Hòa Bình đã gửi 13 công văn yêu cầu Tập đoàn FLC thực hiện trách nhiệm trả các khoản nợ.
Và cho đến ngày hôm nay Tập đoàn FLC vẫn chưa trả cho Công ty Hòa Bình chúng tôi một đồng nào trong khoản nợ mà FLC đã xác nhận cho những công việc mà chúng tôi đã làm từ 2015 cho đến nay”.
Cũng tại phiên Tòa, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa - ông Nguyễn Văn Lương có nói: Xét hợp đồng kinh tế đã được ký giữa Công ty Hòa Bình và Tập đoàn FLC. Vì vậy tòa xác định hợp đồng 57 ký ngày 1/12/2014 và hợp đồng 18 ngày 1/12/2014 là có giá trị. Hai bên có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện.
Như vậy là rõ ràng giữa Công ty Hòa bình và Tập đoàn FLC có kí hợp đồng xây dựng và số tiền của 2 hợp đồng đó cho đến nay Tập đoàn FLC vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Tập đoàn Hòa Bình.
Cũng vì thế mà suốt từ năm 2015 đến năm 2018 (trước thời điểm gửi đơn kêu cứu tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam), Tập đoàn Hòa Bình đã gửi 13 công văn tới Tập đoàn FLC yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tại phiên tòa ngày 30/9, ông Phạm Văn Anh đại diện Tập đoàn Hòa Bình nhiều lần khẳng định: “Khoản nợ Tập đoàn FLC phải trả là đã được phía Hòa Bình xác nhận chứ không đàm phán.
Từ năm 2015 cho đến nay chưa trả chúng tôi trên 200 tỷ là khoản nợ gốc, số nợ đã tăng thêm nhiều tỷ đồng bởi vì khi FLC không trả khoản nợ gốc thì chi phí tài chính phát sinh ngày càng tăng lên”.