Đêm tân hôn trong căn phòng đặc biệt, chú rể đề nghị điều bất ngờ

Buổi tối đầu tiên sau khi cưới, hai vợ chồng ngồi bóc phong bì và tính toán nợ nần. Mặt anh méo xệch...
Đêm tân hôn trong căn phòng đặc biệt, chú rể đề nghị điều bất ngờ

Anh sinh ra, lớn lên ở một vùng núi phía Bắc. Nhà nghèo, bố mẹ đông con. 12 tuổi, anh đã phải xuống Hà Nội, bưng bê rửa bát cho một quán ăn của người quen. 

Tiền lương kiếm được, anh gửi hết về quê cho bố mẹ. Nhờ đó, 3 đứa em của anh được ăn học đoàng hoàng. Cậu út thậm chí còn vào đại học. 

Khi gặp và quen tôi, anh 24 tuổi nhưng đã là bếp trưởng của một nhà hàng lớn. Thời gian rảnh, anh đi học bổ túc văn hóa và làm bánh bán cho mọi người. 

Những người quen biết anh đều yêu quý tính chân thật, chịu khó và nhiệt tình của anh. Còn tôi, bên cạnh những đặc điểm đó, tôi yêu anh bởi lòng hiếu thảo, luôn nghĩ về gia đình. 

Tôi biết anh tự ti vì tôi là thạc sĩ, bố mẹ có chức có quyền, kinh tế gia đình khá giả. Vì vậy tôi đã chủ động lấy lòng anh, tạo niềm tin và cơ hội để anh đến với tôi. 

Bố mẹ, người thân của tôi biết hoàn cảnh của anh, nói tôi sống không thực tế, muốn tôi rời xa anh. Tuy nhiên ý tôi đã quyết. Cả nhà chỉ biết tổ chức đám cưới, chúc mừng cho tôi.

Đêm tân hôn trong căn phòng đặc biệt, chú rể đề nghị điều bất ngờ-1

Hai vợ chồng lấy nhau, vốn liếng chúng tôi chỉ là 8 chỉ vàng nhà gái tặng. Ngoài ra, bố mẹ tôi muốn cho chúng tôi mượn một căn nhà để lấy chỗ sinh hoạt. Tuy nhiên anh từ chối. Anh muốn chúng tôi phải tự thân vận động, lo cho cuộc sống của riêng mình.

Cưới xong, anh hỏi ý kiến tôi rồi đưa tất cả tiền mừng cưới của mình cho bố mẹ trả nợ. Nhưng tiền đó vẫn không đủ nên có bao nhiêu phong bì bạn bè, người thân mừng giúp, tôi đưa nốt cho anh để anh trang trải.

Anh nhìn tôi e ngại nhưng tôi động viên. Từ nay, chúng tôi đã là vợ chồng. Gánh nặng cuộc sống sẽ do cả hai cùng gánh vác. 

Đêm hôm đó, cũng là đêm tân hôn của hai vợ chồng, trong căn phòng tuềnh toàng, cửa ra vào chỉ là tấm ri-đô anh nằm ôm tôi, thủ thỉ vào tai tôi những lời cám ơn. Anh hứa sẽ cố gắng để tôi không thiệt thòi khi làm vợ anh.

Anh cũng xin tôi hãy yêu thương gia đình anh như chính ruột thịt của mình. Chúng tôi sẽ cùng nhau nuôi những đứa con và chăm sóc cho một đại gia đình với hai bên nội ngoại. 

Đến nay, sau 9 năm chung sống, anh đã học xong chương trình văn hóa, có bằng trung cấp nấu ăn. Tôi đã sinh cho anh được 2 cô con gái. Hai vợ chồng cũng xây được một căn nhà bằng chính sức lao động của mình. 

Nhiều bạn bè gặp tôi, thấy tôi già đi, nếp nhăn đã xuất hiện trên khóe mắt. Ai cũng nghĩ, tôi đã sai lầm khi lấy một người không môn đăng hộ đối với mình. Tuy nhiên tôi chỉ mỉm cười.

Thực lòng, tôi cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với người chồng và mái ấm gia đình này.

Tôi nghĩ, việc lấy một người môn đăng hộ đối, có bằng cấp cao nhưng thiếu ý chí nghị lực, thiếu tình thương yêu và trách nhiệm với gia đình thì mới là bất hạnh, là không mong muốn trong cuộc đời này…

Theo 2sao.vn
Các con kênh tại Venice gần như trơ đáy.

Sống ở Venice trơ đáy

GD&TĐ -Biến đổi khí hậu đã khiến mực nước trong các con kênh của thành phố Venice, Italia xuống thấp đến mức tàu thuyền không thể di chuyển được nữa.
Cha mẹ có thể biến mùa Hè thành khoảng thời gian đáng nhớ của các thành viên trong gia đình. (Ảnh minh họa: INT)

Làm gì để cho con mùa Hè trọn vẹn?

GD&TĐ - Để mùa Hè diễn ra với những kỷ niệm vui vẻ, cha mẹ cần sắp xếp thời gian chăm sóc trẻ, đồng thời, lên lịch trình và hoạt động cụ thể cho các ngày.
Ảnh minh họa ITN.

Chụp ảnh kỷ yếu sao cho ý nghĩa?

GD&TĐ - Những năm gần đây, trào lưu chụp ảnh kỷ yếu cuối năm được nhiều học sinh cuối cấp, nhất là các học sinh lớp 12 tích cực hưởng ứng,
Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Phìn Hồ đi hứng nước.

Trường vùng cao khát nước

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài khiến trường vùng cao ở Lai Châu, Nghệ An vốn thiếu nước lại càng gặp khó khi những mạch nước ngầm ngày càng khô kiệt.
Học sinh Trường Tiểu học Bắc Hồng (thị xã Hồng Lĩnh) chia sẻ tâm tư qua hộp thư “Điều em muốn nói”.

Lắng nghe để thấu hiểu

GD&TĐ - “Yêu thương, an toàn và tôn trọng” đó là ba mục tiêu trường học hạnh phúc hướng tới...
Ngư dân Philippines di chuyển trên một con đê chắn sóng ở Manila khi bão Mawar đang tới gần. (Ảnh: EPA).

Cập nhật tình hình siêu bão Mawar

GD&TĐ - Hơn 4.800 người được sơ tán, trường học và văn phòng đóng cửa và các chuyến bay bị dừng ở Philippines khi bão Mawar tiến gần hơn đến nước này.