Đêm tân hôn kinh hoàng và hành trình tìm lại hạnh phúc của người phụ nữ

Không hiểu mình bị sao, không biết phải làm gì khi thấy phần cơ thể phụ nữ của mình bị khuyết thiếu, nhiều người phụ nữ đành nhắm mắt chấp nhận số phận, không dám lấy chồng, hoặc lấy rồi thì đành để chồng đi với người khác khi rơi vào hoàn cảnh trớ trêu ấy.

Đêm tân hôn kinh hoàng và hành trình tìm lại hạnh phúc của người phụ nữ

Rất nhiều người đã đánh vuột khỏi tay hạnh phúc cuộc đời, sống cùng bi kịch chỉ vì không biết rằng, giờ đây, y học đã có thể khắc phục được sự khuyết thiếu của tạo hóa…

Đêm tân hôn đáng sợ

Mới đây, một người phụ nữ trẻ đến gặp bác sỹ của Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) với sự lúng túng và cả lo lắng vì đang gặp vấn đề với người chồng mới cưới.

Cô cho biết, đêm tân hôn đối với cô thực sự là địa ngục. Anh chồng loay hoay mãi cũng không thể "gần gũi" được vợ trong khi cô đau đớn muốn ngất xỉu.

Cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Từ đó, cô rất sợ khi chồng gần gũi. Thậm chí, có lần cô đã đề nghị chồng đi tìm cô gái khác vì thấy mình không có khả năng làm vợ.

Chồng cô tưởng vợ bị bệnh về tâm lý nên đã khuyên cô đến bệnh viện khám. Khi đi khám cô mới biết mình bị dị tật sinh dục nữ bẩm sinh: không có tử cung, không có âm đạo.

Dem tan hon kinh hoang va hanh trinh tim lai hanh phuc cua nguoi phu nu - Anh 1

Một ca phẫu thuật tạo hình.

BS. Phạm Thị Việt Dung (Khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), cho biết: Nữ bệnh nhân này không phải là trường hợp hiếm gặp ở Khoa.

Đã có khoảng 50 ca đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Các nữ bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi, trong những hoàn cảnh khác nhau đến gặp chị xin tư vấn.

Đặc biệt, cách đây chưa lâu, còn có người phụ nữ đã gần tuổi 40 được đưa vào trong tình trạng chảy nhiều máu và tâm trạng hoảng loạn.

Hỏi ra mới hay, vợ chồng người phụ nữ không thể nào quan hệ được và họ hoàn toàn không biết lý do. Vì thế, mỗi lần gần chồng là một lần người vợ vô cùng sợ hãi lẫn mặc cảm với chồng.

Lần này, anh chồng cố tình nong niệu đạo, khiến vợ bị rách hậu môn và trực tràng, gây chảy máu nên phải đưa đi bệnh viện. May là gặp đúng bác sĩ chuyên khoa nên sau khi khám đã có kết luận người vợ không có âm đạo bẩm sinh, 2 người mới biết nguyên nhân nỗi bất hạnh của họ để tìm cách chạy chữa.

Theo BS. Phạm Thị Việt Dung, có một tỉ lệ không nhỏ phụ nữ bị căn bệnh rất khó nói này. Đương nhiên, dị tật này ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc, tới thiên chức làm vợ của người phụ nữ. Rất nhiều người phụ nữ đã lỡ dở cả cuộc đời chỉ vì không biết phải làm gì với sự khuyết thiếu bẩm sinh mà tạo hóa trớ trêu đặt vào họ.

Đặc biệt, do đặc điểm của việc "khuyết thiếu" này mà nhiều người không tự phát hiện mình bị bệnh, hoặc biết nhưng không hiểu vì sao, có chữa được không và chữa ở đâu.

Càng đáng ngại khi chính nhiều bác sĩ cũng không biết đến dị tật này để tư vấn. Bởi thế, đã có nhiều người phụ nữ mặc cảm đến mức trốn tránh đàn ông, hoặc lấy chồng rồi đành chia tay hoặc chấp nhận cho chồng ngoại tình; nhiều người không biết làm thế nào để thoát khỏi cảnh đó…

Những câu chuyện thương tâm như vậy đã được bác sĩ Phạm Thị Việt Dung chia sẻ tại Hội nghị Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội trong ngày 30-9 và 1-10 và thu hút sự quan tâm của mọi người.

Nhưng giờ đây, những người phụ nữ đáng thương ấy đã có lối thoát để tìm lại hạnh phúc nhờ sự tiến bộ của y học. Đó là phát minh rất mới trên thế giới cũng như ở nước ta của vị giáo sư đầu ngành tạo hình thẩm mỹ của Việt Nam, GS.TS Trần Thiết Sơn - Chủ nhiệm bộ môn Phẫu thuật tạo hình (Đại học Y Hà Nội), Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cùng các cộng sự là BS. Phạm Thị Việt Dung và BS. Nguyễn Thị Thu Trang nghiên cứu trong nhiều năm qua:

Quy trình kỹ thuật tạo hình âm đạo bằng niêm mạc miệng - một phương pháp còn hiếm được biết đến trên thế giới. Những thành công của phương pháp này đã đánh dấu một bước tiến mới trong điều trị dị tật không có âm đạo nên đã giành được sự chú ý của giới chuyên môn tại hội nghị.

BS Phạm Thị Việt Dung cho biết: Mới đây, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã phẫu thuật cho một bệnh nhân nữ 19 tuổi. Từ 2 năm trước, khi thấy cô đã qua tuổi dậy thì mà vẫn không có kinh nguyệt, gia đình đã đưa cô đến nhiều BV trong nước để khám, nhưng dù khám ra bệnh thì các bác sĩ vẫn từ chối điều trị.

Thậm chí, có bác sỹ còn khuyên cô chấp nhận số phận. Bởi chính bác sĩ còn không biết các bác sĩ Việt Nam đã có thể "sửa chữa" được dị tật không có âm đạo của tạo hóa.

Gia đình cô gái không tuyệt vọng, mà tiếp tục dò hỏi và đưa cô đi khám, cho đến khi tìm đến Khoa Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Ở đây, các bác sĩ đã sử dụng chính niêm mạc miệng của bệnh nhân để ghép cho cô và chỉ sau khoảng một tháng, cô gái đã có thể hoàn toàn tự tin khi sự khuyết thiếu đã được khắc phục và có thể lấy chồng, làm tròn thiên chức của người vợ.

Không khuất phục tạo hóa

Theo BS. Phạm Thị Việt Dung, một số phụ nữ bẩm sinh không có âm đạo, nhưng khó phát hiện vì cơ thể vẫn phát triển bình thường. Chỉ khi đến tuổi dậy thì, hoặc lúc quan hệ tình dục mới phát hiện.

Hầu hết bệnh nhân nằm trong hội chứng "bất sản ống muller" (dị tật không âm đạo bẩm sinh), ở ngoài vẫn có âm hộ, nhưng bên trong lại không có âm đạo, không có khoang trống để quan hệ tình dục.

Dị tật này rất khó xác định, dù có khám sàng lọc sơ sinh cũng không thể phát hiện ra, mà phải trải qua nhiều khâu xét nghiệm mới xác định được.

Cứ khoảng 4-8.000 phụ nữ thì có một trường hợp mắc dị tật này. Như vậy, số phụ nữ bị dị tật này ở Việt Nam không hề ít. Nhưng số người tìm đến bác sĩ để khám và tư vấn còn rất nhỏ so với tỉ lệ mắc, có thể do thiếu hiểu biết, hoặc do tâm lý phụ nữ Việt Nam vốn rất ngại để người khác biết những dị tật giới tính.

Vì thế, số người được chữa trị càng rất nhỏ. Tức là vẫn có rất nhiều người phải sống trong "bóng tối" mà không dám tìm đến cơ sở y tế để tìm cách thay đổi số phận.

Trên thực tế, còn nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh này. Vì hiện cũng rất ít bệnh viện ở Việt Nam thực hiện được phẫu thuật này, cũng như rất ít bác sĩ có chuyên môn sâu và tay nghề cao.

Tuy nhiên, với nghiên cứu mới này, từ tháng 6-2015 đến nay, đã có 12 người phụ nữ bị dị tật âm đạo được phẫu thuật bằng phương pháp ghép niêm mạc miệng tại Khoa Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Mục tiêu của phẫu thuật này là giúp bệnh nhân quan hệ tình dục được, bảo đảm hạnh phúc cá nhân, ổn định tâm sinh lý. Vì thế, thời điểm làm phẫu thuật phù hợp nhất là khi bệnh nhân bước vào tuổi dậy thì.

Các bác sỹ sẽ lấy một phần niêm mạc miệng cấy vào âm đạo, niêm mạc sẽ dần che phủ và tạo khoang âm đạo mới của bệnh nhân có chiều sâu và đường kính phù hợp. Hầu hết các bệnh nhân sau khi được áp dụng kỹ thuật mới này đều đã quan hệ tình dục bình thường.

Theo BS Phạm Thị Việt Dung, niêm mạc miệng có tính chất tương đồng niêm mạc của âm đạo, nên âm đạo được tái tạo sẽ mềm, tiết dịch vừa đủ độ ẩm, phần vạt phủ không bị co như dùng da. Ngoài ra, việc lấy vùng da phủ là niêm mạc miệng còn giúp bệnh nhân che được sẹo và khoang miệng hoàn toàn bình phục sau phẫu thuật.

BS. Phạm Thị Việt Dung cho hay, việc phẫu thuật để tạo hình âm đạo là một phương pháp đơn giản, hiệu quả, giúp cải thiện đời sống tình dục cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kỹ thuật này thực hiện càng sớm thì cơ hội thành công càng cao.

Với tỉ lệ ước tính, còn rất nhiều phụ nữ bị dị tật này chưa tìm đến bác sĩ, đồng nghĩa với việc có rất nhiều người đang đánh mất hạnh phúc của mình.

Vì thế, các chuyên gia khuyên những phụ nữ có các dấu hiệu bất thường như khi dậy thì vẫn không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được… hãy tự tin tìm đến các cơ sở y tế, để được xác định nguyên nhân và có hướng giải quyết phù hợp.Một ca phẫu thuật tạo hình.

Theo CAND

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ