Cùng tham dự có lãnh đạo Vụ GDTX; thành viên Ban soạn thảoThông tư; các chuyên gia độc lập; đại diện lãnh đạo sở, lãnh đạo phòng GDTX thuộcsở và Giám đốc TTGDNN-GDTX cấp huyện của các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, BắcGiang, Hải Phòng và Hà Nội.
Quảnlý Trung tâm GDNN-GDTX còn nhiều bất cập
Tại hộithảo, nội dung được tập trung thảo luận nhiều nhất liên quan đến quy định vềphân cấp quản lý Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.
Theo đạidiện sở GD&ĐT Lào Cai, hiện nay, Trung tâm GDTX-GDNN đang có 3 lực lượngquản lý: UBND cấp huyện, sở GD&ĐT, sở Lao động, Thương binh và xã hội;nhưng không đơn vị nào quản lý sâu, dẫn đến hoạt động của các trung tâm kémhiệu quả.
"Chúngtôi đã nghiên cứu và thấy cần thiết phải đưa các trung tâm này về sở GD&ĐTquản lý. Nhìn vào chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX-GDNN có đến 70% thuộcGDTX, chỉ 30% đào tạo nghề nghiệp. Nếu giao sở Lao động, Thương binh và Xã hộithì đơn vị này không quản lý được mảng đào tạo văn hóa; nhưng sở GD&ĐT hoàntoàn quản lý được cả dạy văn hóa và dạy nghề, vì trước đây chúng ta đãlàm" – ông Lê Xuân Quốc chia sẻ.
Từ thựctế Quảng Ninh, bà Phạm Thị Nhàn, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp – GDTX, sởGD&ĐT Quảng Ninh chia sẻ những khó khăn, bất cập khi giao trung tâmGDNN-GDTX cho UBND huyện quản lý; từ đó mong muốn sở GD&ĐT sẽ là đơn vịquản lý trực tiếp trung tâm GDNN-GDTX.
"Cấphuyện đã có chủ trương sáp nhập trung tâm với các đơn vị khác (như CĐ nghề,hoặc trung tâm chính trị…), nhưng do sở GD&ĐT có ý kiến bảo vệ bằng nhiềuhình thức nên chưa thực hiện được. Rồi việc điều động, luân chuyển giáo viênkhông phù hợp, đặc biệt là công tác luân chuyển lãnh đạo. Bầu cử, thi đua cũngbất cập, vì trung tâm được coi như một trường tiểu học, THCS…" – bà PhạmThị Nhàn cho biết.
Cũng đại diện cho Quảng Ninh, giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX huyện Đầm Hà nêu bất cập sau 5 năm được chuyển từ sở GD&ĐT sang UBND huyện quản lý: không có sự thống nhất chung trên toàn tỉnh; chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên không đồng đều, huyện nhiều, huyện ít.
"Văn bản chỉ đạo của cấp trên, chẳng hạn như của sở GD&ĐT thường gửi về huyện, sau đó huyện lại gửi các phòng chuyên môn (phòng GD&ĐT, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội), trung tâm gần như bị lãng quên" – vị này trăn trở và kiến nghị nên giao cho sở GD&ĐT chủ quản khối các trung tâm cấp huyện để có sự thống nhất chung trên toàn tỉnh.
Không chỉ Lào Cai, Quảng Ninh, ý kiến cơ sở từ Bắc Giang, Hải Phòng và Hà Nội cũng cùng chung quan điểm như trên. Rất nhiều lý do được đưa ra từ thực tiễn bất cập, trong đó xuất phát chủ yếu là do nhiều đầu mối quản lý phát sinh vướng mắc về cơ chế quản lý, chế độ của cán bộ, giáo viên.
UBND cấp huyện không phải cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động chuyên môn nên không có cơ sở đánh giá cán bộ, giáo viên hằng năm; triệt tiêu cơ chế thi đua giữa các trung tâm trên địa bàn tỉnh; không luân chuyển, điều phối, bố trí cán bộ, giáo viên được giữa các trung tâm để hỗ trợ nhau về hoạt động chuyên môn. Khó bố trí công tác cán bộ đối với các giám đốc trung tâm sau khi kết thúc 2 nhiệm kỳ, nên nhiều địa phương (cấp huyện) đã bố trí cán bộ không đúng tiêu chuẩn sang làm giám đốc trung tâm…
Nâng cao vị trí pháp lý của trung tâm GDTX-GDNN
Luật Giáo dục 2019 quy định trung tâm GDNN-GDTX là cơ sở GDTX thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDNN-GDTX. Do vậy, việc quy định cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm GDNN-GDTX thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, miễn là không trái với quy định tại các văn bản Luật khác.
Bên cạnh đó, theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT là ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở GDTX. Do đó, việc quy định cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm GDNN-GDTX là thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và trung tâm chỉ chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.
Nghị định số 127 cũng quy định trách nhiệm của sở GD&ĐT: "Quản lý về chuyên môn đối với việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của các trung tâm cấp huyện theo quy định".
Do đó, cũng như các trường THPT, để thực hiện thống nhất quản lý chuyên môn đồng bộ với các điều kiện bảo đảm chất lượng khác đối với trung tâm GDNN-GDTX thì trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDNN-GDTX, giao sở GD&ĐT quản lý trực tiếp trung tâm, sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý chuyên môn với việc thực hiện chương trình GDNN.
Điều này giúp giảm đầu mối quản lý, thống nhất quản lý hoạt động chuyên môn gắn với quản lý con người, tài chính, cơ sở vật chất tại các trung tâm, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-TW.
Phát biểu tại hội thảo, luật sư Nguyễn Kim Dung nhấn mạnh quy định tại khoản 2, Điều 44 của Luật Giáo dục 2019, theo đó, trung tâm GDNN-GDTX là cơ sở GDTX. Cùng với đó, Điều 105 Luật Giáo dục 2019 quy định: Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, GDTX. Do đó, theo luật sư Nguyễn Kim Dung, Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện cần quy định sở GD&ĐT trực tiếp quản lý trung tâm GDNN-GDTX.
Trong đợt khảo sát năm 2018 của Bộ GD&ĐT, có 70% tỉnh kiến nghị giaoTrung tâm GDNN-GDTX cho sở GD&ĐT quản lý trực tiếp, toàn diện. Riêng năm2020, Vụ GDTX lấy ý kiến góp ý trực tiếp 199 giám đốc trung tâm cho thấy, có tới177/199 (chiếm 89%) ý kiến giao sở GD&ĐT quản lý; còn lại 7% ý kiến giaoUBND cấp huyện quản lý; 4% ý kiến giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định. Thựctế, hiện nay có 9 trung tâm GDTX của tỉnhBắc Giang và 2 trung tâm GDTX của Bắc Ninh thí điểm sáp nhập giao sở GD&ĐTquản lý đang hoạt động hiệu quả, ổn định.