Đề xuất Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025

GD&TĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất chỉnh lý theo hướng hiệu lực thi hành của Luật từ 1/1/2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Chiều 15/1, Quốc hội thảo luận và cho ý kiến đối với Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Theo ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

Một trong những vấn đề lớn được các ngân hàng quan tâm hiện nay là vấn đề xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (Chương XII).

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội và trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bỏ các quy định sau tại Chương XII:

Thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm; Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính.

Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 200 của Dự thảo Luật về chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm. Từ đó, để thu hồi nợ thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bổ sung tương ứng tại khoản 15 Điều 210 (Quy định chuyển tiếp) để chuyển tiếp đối với các hợp đồng có tài sản bảo đảm là dự án bất động sản được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Về quy định chuyển tiếp đối với Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Điều 210), tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 về kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 đến hết 31/12/2023.

Đến nay, Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã hết hiệu lực thi hành.

Tại Điều 18 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định chuyển tiếp đối với 3 trường hợp (Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết). Do vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 210 của Dự thảo Luật như sau:

“Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đã được thu giữ theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hoặc đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa xử lý xong thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 1/1/2024 cho đến khi xử lý xong”.

Bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 209 như sau: “2. Khoản 6 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ 15/3/2024” (do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua).

Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 quy định Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Để các tổ chức tín dụng có thời gian chuẩn bị các nội dung về quản trị, điều hành, hoạt động phù hợp với quy định của Luật này sau khi được ban hành và đồng bộ với hiệu lực thi hành của một số luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản (tại Điều 200, 210), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất chỉnh lý theo hướng hiệu lực thi hành của Luật từ 1/1/2025.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.