Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5 khai mạc ngày 15/1

GD&TĐ - Kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 15/1 và bế mạc ngày 18/1, Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Năm 2023, Quốc hội tổ chức 5 kỳ họp, trong đó có 3 kỳ họp bất thường.
Năm 2023, Quốc hội tổ chức 5 kỳ họp, trong đó có 3 kỳ họp bất thường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 15/1 và bế mạc ngày 18/1. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Trước đó, tại phiên họp tháng 12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 xem xét thông qua Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nếu đủ điều kiện.

Một nội dung nữa cũng được đề nghị Quốc hội xem xét là dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội cũng xem xét, thông qua nghị quyết về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công.

Với việc tổ chức kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội khóa XV có 5 kỳ họp bất thường kể từ đầu nhiệm kỳ.

Riêng năm 2023, Quốc hội tổ chức 5 kỳ họp, trong đó có 3 kỳ họp bất thường.

Năm 2023, Quốc hội đã tổ chức số lượng kỳ họp nhiều nhất trong 1 năm với 5 kỳ họp, trong đó có 3 kỳ họp bất thường (lần thứ 2, lần thứ 3, lần thứ 4).

3 kỳ họp bất thường này đã xem xét, quyết định 84 vấn đề lớn, quan trọng, kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, góp phần ổn định và phát triển đất nước, tạo tiền đề thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và các năm tiếp theo.

Quốc hội nhận định các kỳ họp "bất thường" đã trở thành "bình thường", nhằm đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội và nguyện vọng chính đáng của cử tri.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.