Đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly, tạm dừng thông báo số ca mắc Covid-19 hàng ngày

GD&TĐ - Bộ Y tế vừa có ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét về việc cho người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) và trường hợp tiếp xúc gần (F1) được đi làm trong thời gian cách ly.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế cho biết, hiện nay 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch, được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, phù hợp.

Bộ Y tế xin ý kiến Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc cho phép tạm dừng thông báo số nhiễm SARS-CoV-2. Lý giải cho đề xuất này, Bộ Y tế cho rằng để tránh gây hoang mang vì số ca nhiễm chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá cấp độ dịch, chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh.

Đề xuất này áp dụng với nhóm F0 không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (7 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính), tự nguyện tham gia làm việc.

Theo đó, các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí cho F0 thuộc nhóm trên thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc cho phép họ tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Riêng những người được bố trí làm việc tại cơ sở điều trị Covid-19 phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2. Không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân tuy nhiên lưu ý phải đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc đã bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển, làm việc, không tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.

Với đối tượng F1, những F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày có thể tự theo dõi sức khỏe 10 ngày kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng. Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày thứ 5.

Yêu cầu nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, không tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai).

Với các trường hợp F1 chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc chưa tiêm, khi tham gia làm việc cần đảm bảo một số yêu cầu.

Cụ thể, nhóm này được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương mình thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc riêng cho các trường hợp F1, thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm; đảm bảo khoảng cách, không tập trung đông người.

F1 chưa tiêm/tiêm chưa đủ liều vắc xin được di chuyển bằng phương tiện cá nhân, nhưng cần đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển, làm việc, không tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K.

Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc phát hiện kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày thứ 5 kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Việc này nhằm phát hiện sớm và triển khai các biện pháp xử lý y tế đối với trường hợp mắc Covid-19 theo quy định.

Bộ Y tế cho biết trong tháng qua, số ca nhiễm mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết tỉnh, thành. Trung bình mỗi ngày cả nước ghi nhận từ 50.000 đến 75.000 ca nhiễm mới; ngày cao nhất 125.000 ca. Một trong những nguyên nhân là biến thể Omicron lây lan nhanh, phổ biến ở các địa phương, nhất là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Biến thể Omicron đang dần thay thế chủng Delta.

Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ vắc xin trên toàn quốc cao và nhóm nguy cơ cao được chăm sóc, nên tỷ lệ tử vong giảm sâu. Cụ thể, tỷ lệ chết/số ca mắc 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%); ngày 1/2 là 0,9% và ngày 3/3 là 0,1%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 198% nhưng ca tử vong giảm 47%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...