Đề xuất bổ sung quy định về trường hợp thu hồi đất đai

GD&TĐ - Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ TN&MT đề xuất bổ sung, quy định cụ thể hơn trường hợp thu hồi đất đai.

Đề xuất bổ sung quy định về trường hợp thu hồi đất đai

Cụ thể, các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng bao gồm:

Thứ nhất, Dự án công trình đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; dự án tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư; dự án xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Thứ hai, Dự án tái định cư; dự án xây dựng ký túc xá cho sinh viên; dự án xây dựng nhà ở xã hội; dự án xây dựng nhà ở công vụ; dự án xây dựng nhà ở tập trung cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp; dự án xây dựng công trình thu gom, xử lý chất thải; dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án lấn biển…

Những dự án, công trình phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện, gồm: Dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở; dự án khai thác khoáng sản; dự án chỉnh trang đô thị, chỉnh trang khu dân cư nông thôn.

Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là các dự án phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện chính sách về phát triển hạ tầng, đô thị, nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, phân bổ công bằng, hài hòa giá trị tăng thêm từ đất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nhằm phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng nêu rõ các tiêu chí, điều kiện thu hồi đất đối với dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở; dự án khai thác khoáng sản; dự án chỉnh trang đô thị, chỉnh trang khu dân cư nông thôn gồm:

1. Dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở chỉ thu hồi đất để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

2. Dự án khai thác khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho hoạt động khoáng sản.

3. Dự án chỉnh trang đô thị, chỉnh trang khu dân cư nông thôn gồm dự án để cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khu dân cư bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi thiên tai có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người dân; hoặc để di dời các công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc trường hợp phải di dời do ô nhiễm môi trường theo quy định hoặc để bố trí tái định cư; khu dân cư bị xuống cấp nghiêm trọng về hạ tầng và không phù hợp với quy hoạch.

Trường hợp phải thu hồi đất ở quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 81 Luật này thì việc thu hồi đất căn cứ vào văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Thanh lọc thị trường ổn định hơn thay vì tạo cơ hội cho đầu cơ đất đai sẽ giúp lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Thanh lọc thị trường ổn định hơn thay vì tạo cơ hội cho đầu cơ đất đai sẽ giúp lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về sửa đổi Luật Đất đai cũng được đa số đại biểu quan tâm, trong đó có việc thanh lọc để thị trường có sự ổn định hơn thay vì tạo cơ hội cho đầu cơ đất đai. Đây là xu hướng tốt giúp thị trường lành mạnh hóa.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nên nới room tín dụng nhưng kiểm soát chứ không thắt chặt. Theo tôi không thể có hai chuyện đó, hoặc kiểm soát và thắt chặt để tạo ra sự phát triển lành mạnh trong thị trường, hoặc buông lỏng để thị trường phát triển chứ không “bắt cá hai tay”. Việc nới room của các ngân hàng cũng cần xem xét một cách cẩn trọng bởi đồng tiền dễ dãi sẽ dễ bị sử dụng vào mục đích đầu cơ, tạo nên bong bóng bất động sản.

Nhìn nhận về quản lý các dòng vốn hiện nay, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, dòng vốn cần được kiểm soát và sử dụng một cách có hiệu quả hơn, việc buông lỏng, quản lý dễ dãi sẽ trở thành hiện tượng tiêu cực cho thị trường.

Tại thời điểm những chính sách nới lỏng không kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo ra bong bóng, thị trường ảo. Hiện tại đang có dấu hiệu của thị trường ảo, giá rất cao mặc dù lượng giao dịch hạn chế, thanh khoản thấp. Giá cao chứng tỏ bong bóng phình ra. Vấn đề quản lý dòng vốn, quản lý thị trường là một vấn đề thiết yếu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.