7 địa phương nào sẽ thuộc diện thanh tra kinh doanh bất động sản trong năm 2023?

GD&TĐ - Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang là 7 địa phương trong danh sách thanh tra các dự án BĐS năm 2023.

7 địa phương nào sẽ thuộc diện thanh tra kinh doanh bất động sản trong năm 2023?

Năm 2022 là năm đầy biến động của thị trường bất động sản sau thời gian phát triển nóng.

Theo Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Chu Hồng Uy, thời gian qua, dư luận nổi lên các vấn đề về hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong đó, nhiều chủ đầu tư bán hàng không công bố thông tin, bán hàng khi chưa đủ điều kiện; xây dựng dự án khu đô thị, chưa xây dựng đồng bộ hạ tầng, thiếu trường học, bãi đỗ xe…

Vì vậy, để làm rõ hơn về những vấn đề dư luận quan tâm, trong năm 2023, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra UBND tỉnh, chủ đầu tư, nhà đầu tư, các tổ chức, đơn vị có liên quan về chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh bất động sản, việc xây dựng hạ tầng tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Theo đó, 7 địa phương nằm trong danh sách thanh tra gồm: Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang.

Năm 2023, Thanh tra Bộ Xây dựng vẫn tập trung vào vấn đề hạ tầng đô thị tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó sẽ tập trung thanh tra lĩnh vực quy hoạch xây dựng tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Bình Phước.

Cùng với đó, Bộ sẽ thanh tra một số dự án do bộ, ngành, địa phương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư. Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra công tác quản lý hoạt động xây dựng tại dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng tại 3 đơn vị, gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ Giao thông vận tải; Ban Quản lý dự án 4 - Cục Đường bộ Việt Nam.

Đồng thời, Bộ tiếp tục tổ chức công tác thanh tra, xử lý hành vi vi phạm trong việc mua, bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đồng thời cần có thêm những chủ trương, chính sách hợp lý hơn để công nhân, lao động nghèo có thể tiếp cận các dự án nhà ở xã hội theo quy định và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi, buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng sẽ thanh tra về hoạt động kinh doanh bất động sản, việc xây dựng hạ tầng tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trong năm 2023.

Bộ Xây dựng sẽ thanh tra về hoạt động kinh doanh bất động sản, việc xây dựng hạ tầng tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trong năm 2023.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký ban hành Quyết định số 1056/QĐ-BXD về Kế hoạch thanh tra năm 2023 của Bộ Xây dựng. Theo kế hoạch, trong năm 2023, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra công tác quản lý hoạt động xây dựng tại một số dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng do bộ (ngành), địa phương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.

Cụ thể, 3 ban quản lý dự án nằm trong danh sách thanh tra năm 2023 của Bộ Xây dựng gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ Giao thông Vận tải; Ban Quản lý dự án 4 - Cục Đường bộ Việt Nam.

Được biết, trong năm 2022, Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện 2 đoàn thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Thăng Long, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam; 3 đoàn thanh tra công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại 3 tỉnh: Lào Cai, Hậu Giang, Tuyên Quang; 8 đoàn thanh tra hai chuyên đề về việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội và công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì tại 8 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Long An; 1 đoàn thanh tra hành chính tại Văn phòng Bộ Xây dựng.

Thị trường bất động sản hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là 1 trong 20 ngành kinh tế cấp 1, xếp thứ 9 về quy mô giá trị, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường xây dựng… Do đó, thị trường phát triển ổn định, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2023 là năm Quốc hội thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến bất động sản (Luật đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở…) sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về mặt pháp lý, thúc đẩy phát triển thị trường bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.