Đề thi vào lớp 10: Phát huy tính sáng tạo của học sinh

Đề thi vào lớp 10: Phát huy tính sáng tạo của học sinh

Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đề thi môn Ngữ văn bám sát cuộc sống, tạo “đất diễn” cho thí sinh, môn Toán, Ngoại ngữ có độ phân hóa nhưng không đánh đố học sinh. Ngày 17/7, thí sinh thi môn Toán hoặc Ngoại ngữ (tùy địa phương).

Cảm hứng từ đề thi môn Ngữ văn

Thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) chia sẻ: Tôi tâm đắc với đề thi môn Ngữ văn, chọn một chủ đề thống nhất xuyên suốt trong các câu hỏi - lắng nghe. Đây là cách ra đề mới mẻ, thú vị.

Theo thầy Đức Anh, về tổng thể cấu trúc đề không có gì khác so với năm 2019. Nhìn chung đề hay, gợi nhiều cảm hứng cho người làm bài. Tuy nhiên, nó có sự đổi mới bên trong mỗi câu, mỗi phần, từ phần đọc hiểu, nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

Vấn đề câu hỏi về dịch bệnh Covid-19 không nằm ngoài dự đoán của nhiều giáo viên, học sinh nên cũng khá nhẹ nhàng, nhiều em chắc chắn sẽ làm tốt.

Thầy Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1, TPHCM) cùng dành nhiều lời khen cho đề thi môn Ngữ văn. Theo thầy Bảo, đề thi không theo hình thức cũ, tôn trọng cái nhìn của thí sinh, triệt tiêu cách học tủ, theo văn mẫu.

Nhận xét về đề thi môn Ngữ văn tại Hải Phòng, cô Đặng Thị Anh, GV Ngữ văn, Trường THCS An Đồng (huyện An Dương, Hải Phòng) cho hay: Các câu hỏi trong phần đọc hiểu rõ ràng, nằm ở kiến thức cơ bản của bài. Phần làm văn vừa sức với học sinh, đúng trọng tâm chương trình, đòi hỏi các trò phải học thực tế, hiểu vấn đề thi sẽ đạt điểm tốt.

Đề Toán phân loại nhưng không đánh đố

Theo thầy Bùi Văn Chính – giáo viên Trường THCS Đông Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội), đề thi môn Toán – kỳ tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Hải Dương khá cơ bản, bám sát chương trình kiến thức học sinh được học.

Đề thi có 5 câu hỏi, ở mỗi câu có sự phân hóa, ý sau khó hơn ý trước, đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản mới có thể làm được.

Đối với phần Hình học (câu 4), học sinh trung bình có thể làm được ý 1 – 2; sang đến ý 3 có sự phân hóa. Ở phần này, học sinh có học lực trung bình khá trở lên sẽ làm được. Riêng câu 5 thuộc mức độ rất khó. Để giải được câu này thì thí sinh phải là học sinh giỏi cấp huyện trở lên.

"Nhìn chung, đề thi không đánh đố thí sinh nhưng có sự phân hóa rõ ràng. Nếu học sinh chịu khó học tập, ôn thi nghiêm túc, nắm chắc kiến thức cơ bản, các em hoàn toàn có thể giải quyết được đề thi này" – thầy Chính nhận xét.

Chiều ngày 16/7, gần 700 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình) đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin đăng ký dự thi nếu có và nghe phổ biến Quy chế thi. Ngày 17/7, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn và Tiếng Anh.

Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp là trường duy nhất của tỉnh Quảng Bình tổ chức thi tuyển vào lớp 10 năm học 2020 - 2021. Theo chỉ tiêu được giao, nhà trường tuyển 425 học sinh cho 11 lớp chuyên các môn và 1 lớp không chuyên.

Giá vàng cuối tuần quay đầu giảm nhẹ

Giá vàng cuối tuần quay đầu giảm nhẹ

GD&TĐ - Giá vàng trong nước ngày cuối tuần (4/6) lại quay đầu giảm nhẹ so với phiên trước, giá vàng JSC hiện ở mức 67,05 triệu đồng/lượng (bán ra).
Ảnh minh họa/INT

Tăng hay giảm?

GD&TĐ - Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu có giải pháp khẩn trương thực hiện việc xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.