Đề thi môn Giáo dục công dân phù hợp, không đánh đố

GD&TĐ - Đề thi môn Giáo dục công dân tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được giáo viên đánh giá cao bởi phù hợp không làm khó thí sinh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đề thi mang tính nhân văn sâu sắc

Cô Hoàng Thị Hồng Hạnh, Tổ trưởng Tổ cốt cán môn Giáo dục công dân tỉnh Lào Cai; Tổ trưởng bộ môn Sử, Địa, Giáo dục công dân Trường THPT số 1 Văn Bàn (Lào Cai) nhận xét: Đề thi môn Giáo dục công dân tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 mang tính nhân văn sâu sắc khi những hiện tượng mặt trái của xã hội đã không đưa vào đề thi. Đảm bảo ít nhất 70% những mặt tích cực của xã hội.

Đề thi cũng đạt được tính phân loại cao. Học sinh năm nay có thể không được “mưa” điểm 10 như năm ngoái bởi ngay ở phần câu hỏi thông hiểu (liên quan đến kiến thức lớp 11) đã có câu phân loại tốt (câu liên quan đến đối tượng lao động). Vì hỏi đến nhánh kiến thức chứ không hỏi kiến thức chính, học sinh nào không nắm chắc lý thuyết sẽ không làm được, dù câu hỏi dễ.

Nếu ở đề minh họa hỏi “Ai vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo hoặc Ai vừa được đi khiếu nại, vừa được đi tố cáo?” thì câu hỏi ở đề thi đã nâng lên ở mức độ khó hơn một chút là “Ai không thuộc đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?”. Với dạng câu hỏi này, học sinh phải tư duy thêm một tầng nữa nên nếu làm nhanh ẩu đoảng hoặc không đủ thời gian để tư duy sẽ không làm được câu này.

Mặt khác đề đã bao quát được các nội dung mà đề minh họa đưa ra, bám sát nội dung kiến thức học sinh đã học ở chương trình và phủ kín cả 5 bài đầu lớp 11 và 9 bài đầu lớp 12 . Không tập trung quá sâu ở một nội dung nào. So với đề minh họa khó hơn một chút nhưng đó là điều cần thiết để đảm bảo tính phân loại.

Đề thi cũng đảm bảo với học sinh ở vùng khó khăn nhất có thể đạt được điểm 7-8. Để đạt được điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải học tốt lý thuyết, làm bài bình tĩnh.

Thí sinh kiếm điểm bài thi thi môn Giáo dục công dân từ 5 đến 8 không khó khăn.

Thí sinh kiếm điểm bài thi thi môn Giáo dục công dân từ 5 đến 8 không khó khăn.

Đề thi bám sát đề minh họa

Dưới phân tích, đánh giá của cô Nguyễn Thị Xinh, Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình), đề thi môn Giáo dục Công dân 2022 đã cơ bản bám sát nội dung ma trận đề minh họa trước đó mà Bộ GD&ĐT đã công bố. Do đó đề thi vừa đáp ứng nhu cầu xét tốt nghiệp vừa đảm bảo tiêu chí xét tuyển đại học

Ngoài ra câu hỏi phần vận dụng cao cách hỏi lại không sát với đề tham khảo khi các tình huống đưa ra ngắn hơn đề tham khảo đó cũng là yếu tố quan trọng để học sinh không bị ngợp hay bỡ ngỡ với kiến thức, giúp học sinh giảm đáng kể những áp lực khi làm bài.

Tuy nhiên, không vì thế mà các câu hỏi ở mức quá dễ, bởi cách hỏi khác cũng đồng thời đòi hỏi học sinh phải linh hoạt, nhanh nhạy để nhận ra những kiến thức cần xác định để trả lời đúng trọng tâm. Nhất là với câu 117 về nội dung khiếu nại, tố cáo.

Về câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu có tính nhiễu trong các đáp án theo mức 50/50 (có 30 câu). Đề thi có 4 câu của chương trình lớp 11 là câu 88, câu 96, câu 105, câu 108 với 2 mức độ nhận biết và thông hiểu.

Cũng như nhiều đồng nghiệp môn Giáo dục công dân, cô Xinh cho rằng với đề thi môn Giáo dục công dân năm nay, từ học sinh trung bình hay yếu đều có thể “kiếm” được từ 5 đến 6 điểm. Còn với số học sinh khá hoàn toàn có thể lấy được trên 7 điểm. Song việc lấy điểm 10 môn Giáo dục công dân như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước không dễ và không nhiều.

Để làm tốt đề thi năm nay đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận diện nội dung bài học để trả lời đúng các câu hỏi; còn với các câu tình huống lại cần có kỹ năng đọc và phân tích xem vấn đề được hỏi là gì rồi mới đọc sang phần tình huống để trả lời câu hỏi.

Và theo kinh nghiệm ôn thi nhiều năm thì dạng đề thi môn Giáo dục công dân năm nay các thí sinh sẽ thấy hứng thú bởi câu hỏi gắn liền với thực tế. Mặt khác, các kiến thức cần vận dụng đều nằm trong phần đã được học và không có sự thách thức, làm khó học sinh khi làm bài thi. Thí sinh chỉ cần thật bình tĩnh, ôn tập chắc chắn những kiến thức, nội dung cơ bản là có thể làm được bài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.