Đề minh họa môn Sinh học: Phân hóa cao và nhiều câu hỏi hay

GD&TĐ - Đó là chia sẻ của thạc sĩ Sinh học Nguyễn Vũ Thắng (Hệ thống trường Vinschool, TP.HCM) sau khi nghiên cứu kỹ đề minh họa môn Sinh học.

Thạc sĩ Nguyễn Vũ Thắng
Thạc sĩ Nguyễn Vũ Thắng

Theo Ths Thắng, đề thi đảm bảo đủ để học sinh chương trình cơ bản và nâng cao đều có thể làm được từ mức điểm trung bình trở lên, các câu hỏi trải đều từ dễ đến khó, có tính phân hóa, phân loại được mức độ học tập của học sinh. Đảm bảo việc xét tốt nghiệp THPT thuận lợi và các trường ĐH,CĐ có thể lựa chọn học sinh phù hợp với nhu cầu, tiêu chí tuyển sinh của trường.

Ma trận đề thi do thầy Nguyễn Vũ Thắng tổng hợp

Ma trận đề thi do thầy Nguyễn Vũ Thắng tổng hợp

Căn cứ theo ma trận đề thi như trên, thì đề thi có độ khó tăng cao hơn năm trước, kiến thức trải rộng và bao quát, nhiều câu hỏi hay, phát huy được năng lực học tập của học sinh.

Do, số lượng câu đếm mệnh đề nhiều (17/40), câu vận dụng nâng cao chiếm 25%, 25% câu vận dụng, vận dụng nâng cao tập trung ở nội dung khó là “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”.

Học sinh có học lực trung bình cũng có thể đạt 5 - 6 điểm khi hoàn thành các câu ở 2 mức độ nhận thức là nhận biết (15%), thông hiểu (32.5%) và vài câu vận dụng. Như vậy, sự phân bố các câu ở 4 mức độ nhận thức (15%, 32.5%, 27.5%, 25%) là hợp lý đối với mục tiêu của đề thi.

 Số lượng câu phân bố: Chương trình sinh học 12  chiếm 80%, chương trình sinh học 11 chiếm 20%. Các câu quyết định việc học sinh đạt điểm khá giỏi, giúp phân hóa học sinh, tập trung ở lớp 12, hai chương “Cơ chế di truyền và biến dị” và “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”.

Đúng định hướng tập trung phát triển các kiến thức sinh học có tính nguyên lý, làm cơ sở nền tảng cho công nghệ sinh học ứng dụng hiện đại. Các câu ở mức nhận biết, thông hiểu để học sinh dễ đạt 5 đến 6 điểm thì chương trình lớp 12 tập trung chủ yếu trong chương Cơ chế di truyền và biến dị, phần Tiến hóa, phần Sinh thái học và chương trình lớp 11 trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Từ đề minh họa này, thạc sĩ Nguyễn Vũ Thắng lưu ý cách ôn tập

Học sinh cần lập và thực hiện kế hoạch học tập đảm bảo tính khoa học, phân bổ thời gian hợp lý. Học sinh cần hệ thống hóa kiến thức của mỗi chủ đề, xác định mối tương quan kiến thức. Có phương pháp học cụ thể cho từng loại kiến thức: Khái niệm, cơ chế, quy luật, quá trình,…

 Đặc biệt là phải rút ra quy luật chung, sự khác biệt, liên hệ thực tế và tìm ví dụ tương tự để khắc sâu kiến thức, tránh nhầm lẫn. Rèn luyện kĩ năng giải đề thi trắc nghiệm đúng thời gian.

Từ đề minh họa này, ngoài việc ôn tập chương trình lớp 12, các em cần chú trọng ôn tập chương trình lớp 11 các kiến thức cơ bản nhưng chú trọng chương 1 (Học sinh chọn môn Sinh để xét tuyển ĐH, CĐ cần ôn tập toàn bộ và chú trọng chương 1, 2 phần V- Di truyền học, chú trọng câu hỏi dạng đếm mệnh đề đúng - sai; Học sinh chọn bài thi  tự nhiên để xét tốt nghiệp thì cần chú trọng chương 1 phần V, phần VI, phần VII, phần IV chương 1 của lớp 11).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.