Để con uống thuốc dễ như… ăn kẹo

GD&TĐ - Hãy tránh những vùng vị giác nhạy cảm bằng cách đặt thuốc phía sau lưỡi. Hoặc bạn có thể cố gắng để viên thuốc phía sau lưỡi bên trong má nơi bé có thể dễ dàng nuốt xuống cổ họng mà vẫn tránh được mức tiếp xúc tối đa với vị giác. Điều này đòi hỏi một chút kỹ năng và có thể mẹ phải dùng bàn tay để giữ miệng con.

Để con uống thuốc dễ như… ăn kẹo
Thay đổi cách uống
Cách bạn cho con uống thuốc có thể tạo nên sự khác biệt. Nếu con bạn đã kháng cự khi bạn dùng thìa đút thuốc, thì hãy thử dùng lọ nhỏ giọt. Bạn có thể mua ống tiêm (tất nhiên là không có kim) để hút dung dịch thuốc rồi cho bé uống hay bất kì dụng cụ gì mà bạn nghĩ bé dễ tiếp nhận hơn.
shutterstock_200463404.jpg

Chia nhỏ viên thuốc

Cho trẻ uống một lượng nhỏ vào nhiều thời điểm khác nhau nhưng cần ngần nhau. Bạn không nên bắt trẻ uống cả viên cùng lúc. Bé sẽ dễ uống hơn so với việc phải nuốt chửng cả viên thuốc to. Nhưng nếu con bạn thấy đây chỉ là một cách kéo dài cực hình thì tốt nhất không nên dùng phương pháp này. 
“Ngụy trang”
Hãy hỏi bác sĩ liệu có thể kết hợp thuốc cùng với một số loại đồ ăn hoặc nước uống. Nếu không có vấn đề gì, bạn có thể pha thuốc vào nước trái cây, hay kem. Nhưng nếu bạn làm cách này, hãy đảm bảo bé ăn hết thứ đó để nhận được đầy đủ liều lượng.
 Làm đúng cách
Vị trí vị giác thường tập trung ở trước và giữa lưỡi. Vì vậy, hãy tránh những vùng vị giác nhạy cảm bằng cách đặt thuốc phía sau lưỡi. Hoặc bạn có thể cố gắng để viên thuốc phía sau lưỡi bên trong má nơi bé có thể dễ dàng nuốt xuống cổ họng mà vẫn tránh được mức tiếp xúc tối đa với vị giác. Điều này đòi hỏi một chút kỹ năng và có thể mẹ phải dùng bàn tay để giữ miệng con đến khi cho được viên thuốc vào trong.
 Để trẻ quyết định
Hãy trao quyền quyết định cho trẻ. Hỏi xem chúng muốn lấy thuốc có vị và màu sắc gì nếu có nhiều sự lựa chọn. Bé sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có quyền quyết định trong một số trường hợp.
Theo Phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.