1 . Phải luôn kiên trì và cố gắng
Các nhà tâm lí học cho rằng, sự thành công phần lớn là do sự kiên trì cố gắng và làm việc hết mình chứ không hoàn toàn từ tài năng thiên bẩm. Điều đó có nghĩa rằng, các bậc cha mẹ hãy dạy con cách kiên trì để hoàn thành một việc gì đó và tin tưởng rằng bé sẽ làm tốt.
Khi bạn biết cách khích lệ những suy nghĩ tích cực nảy nở trong con, trẻ sẽ tự tin vào bản thân và không bao giờ từ bỏ cho đến khi hoàn thành công việc.
2 . Kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Bang Pennysylvania và Đại học Duke đã quan sát và theo dõi hơn 700 đứa trẻ từ nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, từ độ tuổi mẫu giáo tới năm 25 tuổi. Họ đã rút ra mối quan hệ khăng khít giữa kỹ năng giao tiếp từ khi học mẫu giáo và thành công chúng đạt được khi trưởng thành.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ hòa đồng với mọi người xung quanh, tính hợp tác tốt, thấu hiểu và đồng cảm với mọi người, có thể tự giải quyết các vấn đề,… thì sẽ có nhiều khả năng tốt nghiệp và kiếm một công việc ổn định trước tuổi 25 hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ hạn chế về kỹ năng mềm thường có xu hướng sa đà vào các tệ nạn xã hội.
3. Dạy con làm việc đúng giờ
Đừng cho rằng bé con nhỏ nên không cần phải đúng giờ nhé! Thói quen lúc nhỏ của bé sẽ là con người bé sau này.
Lời khuyên là bố mẹ nên tạo cho bé thói quen làm mọi việc theo kế hoạch khi ở nhà. Hãy cho bé thức dậy đúng giờ, ăn trưa và các hoạt động trong ngày theo lịch cố định. Bố mẹ cũng nên giới thiệu trước cho bé các việc làm tiếp theo khi xong việc cũ. Như sau khi tắm cho bé có thể nói với bé rằng sắp đến giờ chơi rồi. Như vậy sẽ giúp bé hình dung và mong đợi các hoạt động xảy ra tiếp theo.
4. Mỗi lần vấp ngã là một lần tích cóp thêm bài học về sau
Sẽ thật sai lầm nếu bỏ qua bài học về sự vấp ngã ở những năm tháng đầu đời của con. Nếu con được bố mẹ "truyền lửa" cho tinh thần tích cực và ý chí không ngại khó, không ngại đứng lên làm lại, thì chắc chắn trong tương lai con sẽ có những bước tiến rất dài. Chính vì thế, hãy cổ vũ con yêu nếu con của bạn vấp ngã, đừng đưa tay đỡ con dậy quá sớm, cũng đừng cười nhạo hay là trì chiết con.
5. Nâng cao học vấn của mình
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 bởi nhà tâm lý học Sandra Tang, Đại học Michigan, cho rằng, người mẹ có trình độ học vấn thế nào thì con của họ cũng sẽ như vậy. Theo đó, những đứa trẻ được sinh ra khi người mẹ ở tuổi vị thành niên có xu hướng ít khả năng hoàn thành bậc học phổ thông hoăc đi học đại học hơn so với những đứa trẻ khác.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu vào năm 2009, nhà tâm lý học Eric Dubow thuộc Đại học Bowling Green State cũng phát hiện ra rằng trình độ học vấn của bố mẹ khi đứa trẻ 8 tuổi có thể hé lộ đáng kể về con đường học vấn và sự nghiệp của chúng trong 40 năm sau.