Để chuyện ngủ nghê của con không còn là “cuộc chiến” của mẹ

Con khó ngủ, giật mình, cáu gắt khi ngủ dậy… là cơn “đau đầu” của nhiều mẹ bỉm sữa. Làm thế nào để chuyện ngủ nghê của trẻ không còn là “cuộc chiến” của mẹ?

Để chuyện ngủ nghê của con không còn là “cuộc chiến” của mẹ

Những vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ

Phần lớn thời gian sinh hoạt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là dành để… ngủ vì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não và cơ thể trẻ. Theo khuyến nghị của Hội Nhi khoa Việt Nam, trẻ sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi) cần 16 - 20 giờ ngủ/ngày, trẻ nhũ nhi (2 - 12 tháng) cần 14 - 14,5 giờ ngủ/ngày, trẻ nhỏ (12 - 36 tháng) cần 13 - 14 giờ ngủ/ngày.

Nói về tác hại của việc thiếu ngủ ở trẻ, TS - BS Chuyên khoa 2 Huỳnh Thị Duy Hương - Phó chủ tịch Hội Chu sinh & Sơ sinh TP.HCM cho biết: “Việc trẻ ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tình trạng bứt rứt, giảm khả năng học tập và ghi nhớ, rối loạn trao đổi chất và miễn dịch, có xu hướng khó chịu, tăng động hay cáu gắt. Không những thế, trẻ thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người mẹ, khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng và dễ bị trầm cảm.”

Trên thực tế, nhiều trẻ đang không ngủ đủ lẫn ngủ tốt do thường xuyên gặp “rắc rối” trong giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu hay thức giấc giữa đêm. Tuy nhiên, bất kể ngày đêm, nhiều mẹ lại “gồng” mình chịu cực để dỗ dành trẻ ngủ mà không nhận ra đây là vấn đề lớn.

Theo GS-TS Nguyễn Công Khanh - Chủ tịch danh dự Hội Nhi khoa Việt Nam, để biết trẻ có gặp bất thường trong giấc ngủ hay không, các mẹ có thể quan sát những biểu hiện khi ngủ của trẻ: “Nếu trẻ thường thức về đêm, ngủ nhiều ban ngày hay quấy khóc, trằn trọc ngủ không yên thì đó là dấu hiệu của việc trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Mặt khác, nếu trẻ vào giường nhưng vẫn trằn trọc và đòi phải có người ngồi kế bên để dỗ dành hoặc kể chuyện, rồi chơi đồ chơi, bật đèn dậy… thì mẹ cũng nên biết đó là dấu hiệu trẻ khó ngủ.”

De chuyen ngu nghe cua con khong con la “cuoc chien” cua me - Anh 1

3 bước đơn giản giúp bé ngủ ngon

Theo khảo sát Giấc ngủ toàn cầu được tiến hành bởi Hiệp hội Giấc ngủ Trẻ em châu Á - Thái Bình Dương (APPSA) đánh giá cách thức ngủ và những vấn đề về giấc ngủ của hơn 29.000 trẻ từ 0-36 tháng tuổi ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, nếu cha mẹ thiết lập được cho trẻ một chu trình nhất quán và êm dịu trước khi ngủ thì có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon suốt đêm.

Thực tế, việc thiết lập nên chu trình này không hề khó. Các mẹ có thể áp dụng chu trình JOHNSON’S® giúp trẻ ngủ ngon gồm 3 bước dễ hiểu, dễ thực hành mà bất kỳ mẹ nào cũng có thể áp dụng ngay tại nhà.

Bước 1: Tắm sạch với nước ấm

Tắm nước ấm cùng với những vuốt ve nhẹ nhàng từ mẹ giúp trẻ thư giãn và bé biết rằng đã đến giờ đi ngủ. Giờ tắm với hương thơm sữa tắm nhẹ dịu giúp trẻ dịu lại sau một ngày dài hoạt động.

Bước 2: Mát-xa thư giãn

Mát-xa là một biện pháp tuyệt vời để giúp trẻ thư giãn, đồng thời giúp mẹ gắn kết với trẻ. Sau khi đã lau khô và trước khi mặc đồ ngủ cho trẻ, mẹ xoa một ít dầu dưỡng ẩm vào lòng bàn tay và mát-xa trẻ thật nhẹ nhàng.

Bước 3: Thời gian yên tĩnh trước khi ngủ

Giúp trẻ đi vào giấc ngủ bằng cách thủ thỉ, hát ru, đọc sách… cho trẻ nghe. Mục đích của việc làm này là mang lại cảm giác ấm áp, thoải mái cho trẻ.

Qua khảo sát, khi áp dụng chu trình này, số lượng các bà mẹ ghi nhận rằng trẻ ngủ ngon giấc hơn tăng gấp đôi so với trước (trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn 37%, số lần thức giấc của bé giảm 38%; thời gian thức giấc cũng giảm 32%). Tại Việt Nam, công ty Johnson & Johnson cũng đã phối hợp với Hội Nhi khoa Việt Nam để đưa nội dung chu trình JOHNSON’S® giúp trẻ ngủ ngon vào bộ tài liệu khuyến nghị chu trình giúp trẻ ngủ ngon dành cho 2 đối tượng là cán bộ y tế và các bà mẹ trên cả nước.

Điều quan trọng là nếu trẻ thức giấc với tâm trạng tốt hơn, mẹ cũng sẽ bớt căng thẳng, không còn “đầu bù tóc rối”. Khi con ngủ ngon, mẹ có thể thong thả nghỉ ngơi để “tái tạo” năng lượng.… Khi chuyện ngủ nghê của trẻ đã vào guồng, việc chăm con mọn với các mẹ chỉ còn là… chuyện nhỏ.

Những lưu ý cho mẹ khi áp dụng chu trình JOHNSON’S® giúp trẻ ngủ ngon

- Chu trình 3 bước kết hợp với việc cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ tối cùng việc cho trẻ học cách tự đi vào giấc ngủ sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Đồng thời, muốn trẻ ngủ sớm, mẹ cũng nên “tập” đi ngủ lúc 9 giờ tối và bắt đầu chuẩn bị chu trình 3 bước từ 8 giờ 30 tối.

- Thực hiện mỗi bước khoảng 10 phút. Ở bước tắm và mát-xa, để giúp trẻ dễ chịu hơn, mẹ nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm và dầu mát-xa dưỡng ẩm có công thức mùi hương đặc biệt tạo sự thư giãn cho trẻ.

- Chỉ dỗ cho đến khi trẻ thiu thiu gần ngủ chứ không nên ru trẻ ngủ hẳn rồi mới rón rén ra khỏi giường.

- Sau khi thực hiện đủ 3 bước mà trẻ vẫn không chịu ngủ, mẹ cũng nên rút lui khỏi giường để trẻ tự ngủ.

- Nhớ ghi lại thời gian trẻ đi vào giấc ngủ, số lần thức giấc, những cử động trong lúc ngủ… để biết “nết” ngủ riêng của trẻ.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.