Để chó cưng liếm vào vết thương hở, người phụ nữ bị mất cả chân tay

Trở về nhà sau kỳ nghỉ ở Cana Cana, Marie Trainer bị chứng đau lưng, buồn nôn, sốt cao không ngừng khiến cô phải nhập viện khẩn cấp.

Người phụ nữ dù mất cả tứ chi nhưng quyết không từ bỏ 2 con chó.
Người phụ nữ dù mất cả tứ chi nhưng quyết không từ bỏ 2 con chó.

Tỉnh dậy sau 9 ngày nằm viện, Trainer bị cắt cụt tứ chi. Các bác sĩ phải mất vài ngày mới xác định việc Trainer bị nhiễm trùng nặng không phải do “bệnh nhiệt đới” mắc phải khi đi du lịch, mà là do để chó cưng liếm vào vết thương hở.

Bác sĩ Margaret Kobe, giám đốc y khoa về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Aultman ở Canton, Ohio, nói khi nhập viện Trainer đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Nạn nhân bất tỉnh, vi khuẩn lây nhiễm đến đầu các ngón chân, ngón tay, lan ra cả khuôn mặt.

Kết quả thử máu xác nhận Trainer nhiễm vi khuẩn capnocytophaga. Gia đình hi vọng chân tay của Trainer được giữ lại, nhưng các bác sĩ nói đã quá muộn.

“Đây có lẽ là một trong những ca nhiễm khuẩn tồi tệ nhất mà tôi từng biết. Cô ấy suýt chút nữa đã bỏ mạng”, Kobe nói.

Marie Trainer để chó chăn cừu Đức liếm vào vết thương hở trên cơ thể mà không nghĩ đến chuyện bị nhiễm khuẩn.

Theo CNN, ước tính có 74% giống chó được đem đi xét nghiệm ở Mỹ có vi khuẩn capnocytophaga. Phần lớn các trường hợp nhiễm capnocytophaga không gây hậu quả nghiêm trọng như Trainer. Tỷ lệ bị nhiễm trùng nặng và phải cắt cụt tay chân khi bị chó liếm là rất thấp, chỉ khoảng 1/1 triệu người.

Marie Trainer nói gia đình nuôi hai con chó và dù nó khiến cô bị cắt cụt tứ chi, cô vẫn sẽ không từ bỏ việc nuôi chó. “Đây thực sự là điều tồi tệ, nhưng tôi đã sẵn sàng để tiếp tục sống”, Trainer nói.

Theo Dân việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ