Đề cao yếu tố an toàn, chất lượng trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018

GD&TĐ - Ngày 10/5, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu, đã kiểm tra tình hình chuẩn bị Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Lâm Đồng.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng

Năm nay, tỉnh Lâm Đồng có 38 điểm thi (tăng 2 điểm so với năm ngoái) với số lượng 642 phòng thi. 1.322 cán bộ của Sở GD&ĐT chủ trì các cuộc thi; 794 cán bộ của các trường: ĐH Đà Lạt, ĐH Yersin, ĐH Văn Lang, CĐSP Đà Lạt phối hợp tham gia kỳ thi này.

Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức tập huấn đầy đủ các kỹ năng nghiệp vụ tổ chức coi thi, sao in vận chuyển đề thi, chấm thi thanh tra thi, việc ăn ở đi lại đảm bảo sức khỏe của các thí sinh. Yêu cầu cao nhất là thực hiện nghiêm túc quy chế thi, an toàn thi, nhất là công tác bảo mật sao in vận chuyển đề thi, chấm thi chính xác… đúng lịch trình đã quy định.

Để đảm bảo mọi công tác trong kỳ thi, bà Đàm Thị Kinh – Giám đốc Sở GD&ĐT Lâm Đồng cũng đề nghị phía tỉnh cấp bổ sung kinh phí cho kỳ thi, đồng thời tăng cường thêm cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ theo quy định.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao công tác chuẩn bị kỳ thi của tỉnh Lâm Đồng, đồng thời lưu ý địa phương không được lơ là chủ quan bất kỳ 1 khâu nào của toàn bộ kỳ thi. Đặc biệt, cần phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát thật chặt chẽ việc một số thí sinh lợi dụng công nghệ cao trong quá trình dự thi. Chú ý phối hợp hết sức chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn đúng quy chế, đạt hiệu quả tốt nhất.

Cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đã đi kiểm tra 2 điểm thi của Lâm Đồng là: Trường THPT Đức Trọng; Trường THPT Trần Phú và địa điểm in sao đề thi tại Trung tâm GD thường xuyên tỉnh Lâm Đồng tại thành phố Đà Lạt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hợp nhất để vượt trội

GD&TĐ - Sau hơn ba năm, ngành công nghiệp chế tạo ô tô trên thế giới lại manh nha có sự biến đổi lớn.

Bệnh nhân G. phục hồi tốt sau phẫu thuật, vận động linh hoạt, ăn uống ngon miệng, xuất viện sớm. Ảnh: BVCC

Cứu bệnh nhân nhão cơ hoành

GD&TĐ - Lần đầu tiên, robot phẫu thuật được ứng dụng tại Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) đã tạo hình cơ hoành cho người bệnh nhão hoành.