Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý

Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2014

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Cơ sở pháp lý

-  Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

-  Luật Giáo dục Đại học;

-  Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

-   Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

-  Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

-  Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011-2012;

-  Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ GD-ĐT về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;

-  Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 2 tháng 1 năm 2014 của Bộ GD-ĐT.

2. Mục đích

- Nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp với quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bảo đảm chất lượng học sinh được tuyển chọn vào trường phù hợp với ngành đào tạo, đặc điểm và mục tiêu đào tạo của Trường.

- Mở rộng cơ hội học tập, đáp ứng nhu cầu của người học.

- Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh tham gia xét tuyển và tăng cơ hội cho các thí sinh có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo của trường.

3. Nguyên tắc

- Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo

- Tổ chức tuyển sinh bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong tuyển sinh của Trường.

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh với các ngành đào tạo;

- Phù hợp với các điều kiện về nguồn lực con người và cơ sở vật chất của trường

II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Phương thức tuyển sinh:

Năm 2014, Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội tuyển sinh theo 2 phương thức: 

Phương thức 1: Tuyển sinh theo kỳ thi “3 chung” do Bộ GD & ĐT tổ chức

Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT/THBT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông.

1.1. Đối với phương thức thi tuyển cao đẳng hệ chính qui theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

1.1.1. Tiêu chí thi tuyển

  - Nguồn tuyển: Tuyển sinh trong cả nước.

  - Việc tổ chức thi chung (nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi, tổ chức kỳ thi tại trường, coi thi, chấm thi, phúc khảo, in và chuyển giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi, giấy báo trúng tuyển trong kỳ thi cao đẳng ...) được thực hiện theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ GD& ĐT ban hành.

1.1.2. Chỉ tiêu và ngành học

Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội dự kiến dành 2400 chỉ tiêu (chiếm 50% tổng chỉ tiêu) trong kỳ thi tuyển sinh “3 chung” được phân bổ như sau:

TT

TÊN NGÀNH

TÊN CHUYÊN NGÀNH

1

Kế toán

1. Kế toán doanh nghiệp công nghiệp

2. Kế toán tổng hợp;

3. Kế toán Tin học

2

Quản trị Kinh doanh

1. Quản trị doanh nghiệp công nghiệp

2. Quản trị nhân sự

3. Tin học quản lí

3

Tài chính ngân hàng

1. Tài chính doanh nghiệp

2. Ngân hàng thương mại

4

Tin học ứng dụng

1. Tin học ứng dụng

5

Luật

1. Luật Kinh tế

2. Luật kinh doanh quốc tế

6

Quản trị văn phòng

1. Quản trị hành chính

2. Văn thư lưu trữ

3. Thư ký văn phòng

TỔNG

2.400

1.1.3. Điều kiện và nguyên tắc thi tuyển:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT

1.1.4. Lịch tuyển sinh, phương thức đăng ký tuyển sinh, chính sách ưu tiên tuyển sinh và lệ phí tuyển sinh:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.

1.2. Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông.

1.2.1. Tiêu chí xét tuyển:

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội dựa vào kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông, Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội xét tuyển dựa vào 3 tiêu chí:

a) Tiêu chí 1: Tốt nghiệp THPT/THBT;

b) Tiêu chí 2: Tổng điểm trung bình các môn học theo khối thi của 5 học kỳ THPT gồm: học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11; học kỳ 1 lớp 12 phải đạt 16,5 điểm trở lên;

- Đối với thí sinh đăng ký khối A thì điều kiện xét tuyển là: Tổng điểm trung bình = TB Toán (5 kỳ) + TB Lý (5 Kỳ) + TB Hóa (5 Kỳ) >= 16,5

- Đối với thí sinh đăng ký khối A1 thì điều kiện xét tuyển là: Tổng điểm trung bình = TB Toán (5 kỳ) + TB Lý (5 Kỳ) + TB Anh (5 Kỳ) >= 16,5

- Đối với thí sinh đăng ký khối D1 thì điều kiện xét tuyển là: Tổng điểm trung bình = TB Toán (5 kỳ) + TB Văn (5 Kỳ) + TB Anh (5 Kỳ) >= 16,5

c) Tiêu chí 3: Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên

1.2.2. Chỉ tiêu và ngành học

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông, Trường dành 2400 chỉ tiêu (50% tổng chỉ tiêu), với các ngành như sau:

TT

TÊN NGÀNH

TÊN CHUYÊN NGÀNH

1

Kế toán

1. Kế toán doanh nghiệp công nghiệp

2. Kế toán tổng hợp;

3. Kế toán Tin học

2

Quản trị Kinh doanh

1. Quản trị doanh nghiệp công nghiệp

2. Quản trị nhân sự

3. Tin học quản lí

3

Tài chính ngân hàng

1. Tài chính doanh nghiệp

2. Ngân hàng thương mại

4

Tin học ứng dụng

1. Tin học ứng dụng

5

Luật

1. Luật Kinh tế

2. Luật kinh doanh quốc tế

6

Quản trị văn phòng

1. Quản trị hành chính

2. Văn thư lưu trữ

3. Thư ký văn phòng

TỔNG

2400

1.2.3. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển:

Trường sẽ tổng hợp kết quả điểm những người dự tuyển và so sánh với sàn xét tuyển nhằm lựa chọn những thí sinh đủ điều kiện học tập tại Trường. Trong mỗi đợt xét tuyển, Trường sẽ xác định trúng tuyển theo kết quả từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh của Trường. Người trúng tuyển phải hoàn thành thủ tục nhập học trong thời hạn do Hội đồng tuyển sinh xác định. Quá thời hạn đó, kết quả trúng tuyển sẽ không còn giá trị đối với người đã được thông báo trúng tuyển trừ trường hợp có lý do chính đáng.

1.2.4. Quy trình xét tuyển

a) Hồ sơ xét tuyển gồm:

- Đơn xin xét tuyển (theo mẫu của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội

- Học bạ THPT (phô tô công chứng)

- Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng)

- 02 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận

b) Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ:

* Thời gian:

Đợt 1: Từ 14/3/2014 - 20/05/2014

Đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT sẽ nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng) từ ngày 25/6/2014 - 10/05/2014, xét trong tháng 8.

Đợt 2: Từ 15/7/2014 - 15/9/2014, xét trong tháng 9.

Đợt 3: Từ 16/9/2014 - 31/10/2014, xét trong tháng 11.

* Địa điểm nhận hồ sơ:

- Cơ sở chính: Số 143 Nguyễn Ngọc Vũ - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội; ĐT: (04) 35562958; 35562960;  Fax: (04) 35562956; (04) 35566300

- Cơ sở 2: Số 106 Đường Tả Thanh Oai - Thanh Trì - Hà Nội.                    ĐT: (04) 36857365; 36884342; 36884211; Fax: (04) 36884211

* Phương thức:

- Nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh.

- Gửi phát nhanh qua bưu điện về: Hội đồng tuyển sinh - Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội

+ Cơ sở chính: Số 143 Nguyễn Ngọc Vũ - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội;

+ Cơ sở 2: Số 106 Đường Tả Thanh Oai - Thanh Trì - Hà Nội.                    

1.2.5. Chính sách ưu tiên và lệ phí xét tuyển:

- Chính sách ưu tiên: thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Bộ GD-ĐT ban hành; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển. Điểm ưu tiên chỉ được dùng để cộng cho những thí sinh đủ điểm dự xét tuyển vào trường (>=16,5 điểm).

- Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo qui định hiện hành của Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 8/3/2013 của Liên tịch Bộ Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Ưu điểm và hạn chế của phương thức tuyển sinh

2.1.  Ưu điểm

- Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của Trường

Năm 2014, Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội có 6 ngành đào tạo là: Quản trị Kinh doanh (gồm các chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp công nghiệp; Quản trị nhân sự  và Tin học quản lí); Kế toán (gồm các chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp công nghiệp; Kế toán tổng hợp; Kế toán Tin học); Tài chính  ngân hàng (gồm các chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại); Tin học ứng dụng; Luật (gồm các chuyên ngành: Luật Kinh tế và Luật kinh doanh quốc tế); Quản trị văn phòng (gồm các chuyên ngành Quản trị hành chính; Văn thư lưu trữ và Thư ký văn phòng). 6 ngành đào tạo này đạt được kết quả tốt nhất thì môn Toán được xem là nền tảng. Trong tất cả các chương trình đào tạo của Trường, Toán đều là môn học cơ sở của ngành và khối ngành. Xuất phát từ những lý do đó, trong các nhóm môn là căn cứ xét tuyển thuộc các khối tuyển sinh (A, A1, D1) dựa trên kết quả học tập của thí sinh là phù hợp với các ngành đào tạo của Trường.

Việc lấy điểm trung bình chung của các môn theo khối tuyển sinh của 5 học kỳ của các năm học THPT/THBT đòi hỏi học sinh dự tuyển vào Trường phải nỗ lực trong toàn bộ quá trình học THPT/THBT thì mới bảo đảm yêu cầu học tập tại Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội.

- Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với chương trình giáo dục phổ thông

Tất cả tiêu chí nêu trên để xét tuyển vào Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội dựa trên kết quả học tập và tốt nghiệp THPT/THBT. Vì thế, phương thức tuyển sinh của Trường hoàn toàn phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông.

2.2. Nhược điểm

Phương án tuyển sinh này sẽ tồn tại số lượng hồ sơ ảo khi xét tuyển vì thí sinh có thể đồng thời nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi theo quy chế của Bộ GD-ĐT.

3.  Các yếu tố bảo đảm chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh của Trường

Việc xét tuyển dựa trên kết quả của toàn bộ quá trình học THPT/THBT sẽ bảo đảm chất lượng của học sinh được chọn. Để xây dựng phương án điểm sàn đủ điều kiện học tập tại Trường, Trường đã thống kê kết quả học tập ở bậc phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp bậc phổ thông của các sinh viên đang học tại Trường từ trước đến nay. Kết quả thống kê cho thấy, các sinh viên đang học tại Trường đều đạt mức điểm sàn dự kiến theo phương án tuyển sinh của Trường. Vì thế, với tiêu chí điểm sàn xét tuyển, Trường vẫn bảo đảm chất lượng sinh viên như dựa vào kết quả của kỳ thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức như trước đây.

Việc công bố công khai điểm sàn xét tuyển cùng toàn bộ quá trình xét tuyển và kết quả xét tuyển, nguyên tắc xác định kết quả trúng tuyển sẽ bảo đảm sự công bằng trong kết quả xét tuyển. Cụ thể, tất cả các thông tin như: thời gian xét tuyển, thời gian đăng ký, thời gian nhận hồ sơ của mỗi thí sinh... được công bố trên website của Trường để học sinh và phụ huynh theo dõi và giám sát quá trình tuyển sinh của Trường. Điều đó, sẽ bảo đảm việc tuyển sinh được công bằng, khách quan và minh bạch của phương án tuyển sinh của Trường.

4.  Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh

Từ năm 2003 - 2013, Trường tổ chức tuyển sinh theo hình thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển kết quả của kỳ thi Đại học, cao đẳng theo hình thức thi tuyển theo đề thi ba chung. Trải qua tất cả các năm, công tác tuyển sinh của Trường luôn tuân thủ đúng theo Quy định, Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định. Do vậy, năm 2014 việc Trường triển khai phương án tuyển sinh riêng sẽ có tính chủ động cao và hoàn toàn phù hợp.

Thuận lợi: Với học sinh, thí sinh có thể không phải tham dự bất kỳ một kỳ thi tuyển sinh nào vào Trường. Mặt khác, học sinh và phụ huynh có thể đăng ký dự tuyển vào Trường bằng nhiều hình thức khác nhau như có thể đăng ký trực tiếp, đăng ký trực tuyến hoặc gửi phiếu đăng ký qua đường bưu điện. Thêm vào đó, hồ sơ đăng ký dự tuyển đơn giản không làm phát sinh nhiều loại giấy tờ. Với Trường: tăng được nguồn tuyển, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.

Khó khăn:  Với Trường điểm khó khăn là số lượng hồ sơ ảo cũng có thể phát sinh vì thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường nhưng vẫn có thể tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để vào học tại các cơ sở đào tạo khác. Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và giải pháp chống tiêu cực.

- Để bảo đảm việc xét tuyển được công bằng, Trường sẽ công khai danh sách đăng ký xét tuyển theo từng đợt xét tuyển để học sinh và phụ huynh theo dõi. Toàn bộ thông tin về tuyển sinh cũng như danh sách hồ sơ, danh sách xét tuyển, trúng tuyển và nhập học sẽ được công khai trên website của Trường.

- Khi có kết quả xét tuyển, Trường sẽ kiểm tra, đối chiếu các thông tin trong phiếu đăng ký của học sinh với hồ sơ gốc khi học sinh đến làm thủ tục nhập học tại Trường để bảo đảm kết quả xét tuyển khách quan.

5. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

5.1.  Điều kiện về con người

Hiện đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường là 366 người trong đó giáo viên gồm 05 tiến sỹ;  151 Thạc sỹ và 117 người có trình độ đại học. Với số lượng cán bộ giảng viên và nhân viên của Trường hiện có, Trường sẽ bảo đảm việc thực hiện công tác tuyển sinh công bằng, khách quan (chi tiết trong phụ lục đính kèm).

5.2.  Điều kiện về cơ sở vật chất:

Trong 10 năm qua, Trường đã từng tổ chức xét tuyển theo điểm thi Đại học, Cao đẳng, thi tuyển theo hình thức ba chung luôn đảm bảo đúng và đủ các quy định về công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên việc tuyển sinh được thực hiện theo phương thức xét tuyển điểm THPT/THBT không đòi hỏi nhiều nguồn lực như đối với việc tuyển sinh theo hình thức thi tuyển. Các điều kiện điện về cơ sở vật chất như hệ thống thông tin, website của Trường và các điều kiện của Trường bảo đảm việc tuyển sinh theo phương thức xét tuyển được thực hiện một cách khách quan, công bằng và minh bạch. Trường có tổng diện tích hội trường, giảng đường: 14.586 m2, thư viện, trung tâm học liệu: 740 m2, phòng thí nghiệm: 2.986 m2

Vì vậy, năm 2014 với phương án tuyển sinh riêng, Trường bảo đảm được công tác tuyển sinh phù hợp với qui mô và chỉ tiêu của Trường (chi tiết trong phụ lục đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Nội dung công việc cần thực hiện trong qui trình tổ chức tuyển sinh

1.1.  Thành lập Hội  đồng tuyển sinh, Ban thư ký Hội đồng Tuyển sinh của Trường

Hằng năm, để thực hiện công tác Tuyển sinh, Trường sẽ thành lập Hội đồng Tuyển sinh, Ban thư ký Hội đồng Tuyển sinh và các Ban giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh của Trường để thực hiện công tác Tuyển sinh theo đúng Qui chế Tuyển sinh và Qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2.  Thông báo tuyển sinh:

Trường sẽ gửi thông báo tuyển sinh và mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển đến các Trường THPT trong phạm vi xét tuyển và công bố trên Website của Trường và các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường thông báo công khai quy chế tuyển sinh của Trường liên quan đến điều kiện xét tuyển, thời gian xét tuyển…

1.3.   Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

Học sinh có nguyện vọng học tại Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội nộp Hồ sơ đăng ký xét tuyển (hồ sơ ĐKXT) và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên đến Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại Trường.

Trường sẽ thường xuyên cập nhật danh sách người đăng ký xét tuyển vào Trường trên website của Trường khi nhận được Đơn đăng ký xét tuyển.

1.4.  Xét tuyển và công bố kết quả:

 Thời gian xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh của Trường sẽ tiến hành xét tuyển theo nhiều đợt trong mỗi lần tuyển sinh, mỗi đợt xét tuyển cách nhau không quá 20 ngày. Trường sẽ dừng việc xét tuyển khi đã chọn đủ số chỉ tiêu tuyển sinh theo đăng ký của Trường với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đã hết thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển mà Trường đã thông báo.

Việc xét tuyển sẽ được tiếp tục nếu người đăng ký xét tuyển đã được thông báo trúng tuyển nhưng không hoàn thành thủ tục nhập học đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng.

Sau mỗi đợt xét tuyển, Trường sẽ thông báo kết quả của từng đợt xét tuyển trên website của Trường.

1.5.  Thông báo trúng tuyển và Nhập học:

Ngay sau khi có kết quả xét tuyển của từng đợt, Trường sẽ gửi thông báo kết quả trúng tuyển cho người đã đủ điều kiện học tập tại Trường.

Khi thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học, Trường sẽ kiểm tra Hồ sơ nhập học và đối chiếu với Hồ sơ đăng ký xét tuyển để bảo đảm tính chính xác của Hồ sơ xét tuyển và kết quả xét tuyển. 

1.6.  Quyết định trúng tuyển và báo cáo Bộ

Căn cứ theo thời gian báo cáo kết quả tuyển sinh của Bộ, kết thúc mỗi kỳ tuyển sinh, Trường sẽ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản toàn bộ quá trình xét tuyển của Trường.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh.

Trường sẽ bố trí bộ phận chuyên trách để thanh tra, kiểm tra chéo và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh để bảo đảm công tác tuyển sinh được thực hiện theo đúng qui chế hiện hành

3.  Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trường sẽ giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công tác tuyển sinh của Trường theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo qui định

Trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh, Trường sẽ nộp báo cáo tuyển sinh theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các cơ quan hữu quan.

5. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh:

Trường sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan trong quá trình tuyển sinh để bảo đảm công tác tuyển sinh được minh bạch, công khai.

IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

1. Lộ trình:

- Năm 2014: Nếu Đề án Tuyển sinh của Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý, Trường sẽ triển khai thực hiện tuyển sinh theo Đề án.

- Năm 2015, 2016: Tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu tiếp tục bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện phương thức tuyển sinh của Trường.

- Năm 2017: Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức kỳ thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo đề thi chung, Trường sẽ thực hiện việc tuyển sinh theo phương thức thi tuyển và xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT như trong Đề án.

2.  Cam kết:

- Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Nhà Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát nhằm bảo đảm cho việc Tuyển sinh được công bằng, khách quan và minh bạch.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm hoàn thiện đề án phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường năm 2015-2016.

V.   PHỤ LỤC CỦA ĐỀ ÁN

1. Kết quả tuyển sinh của Trường trong 5 năm qua

2. Các ngành, chuyên ngành đào tạo và trình độ đào tạo của Trường

3. Danh mục các nguồn lực để thực hiện đề án (cơ sở vật chất và đội ngũ)

4. Quy chế tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy

HIỆU TRƯỞNG

NGƯT.TS Dương Đức Chính

Download toàn văn đề án tại đây >>>

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ