ĐBQH đề nghị cần có chính sách vay vốn nhằm hỗ trợ nạn nhân mua bán người

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) cho rằng, cần có chính sách vay vốn nhằm hỗ trợ nạn nhân mua bán người.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Sáng 24/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, cần bổ sung nội dung đối với quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống mua bán người.

Về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống mua bán người được quy định tại Điều 3, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị bổ sung đối tượng là người thân thích của nạn nhân, người đang trong quá trình xác nhận là nạn nhân vào khoản 11 Điều 3.

Qua đó, nhằm bảo đảm quyền riêng tư, tránh việc gây tổn thương hoặc gây nguy hiểm cho nạn nhân sau khi thông tin của họ được tiết lộ.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng)

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng)

Đại biểu đề nghị sửa đổi khoản 14 Điều 13 thành hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật và quy định của Luật này trong phòng, chống mua bán người để tránh trùng lặp nội dung với các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 11.

Bởi, các khoản này đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phòng, chống mua bán người.

Về các biện pháp bảo vệ và thẩm quyền áp dụng tại Điều 35, đại biểu đề nghị bổ sung quy định biện pháp bảo vệ cho người thân thích của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, gộp Điều 10 về quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ vào Điều 17 về trách nhiệm phòng ngừa mua bán người trong các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Trong khi đó, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) cho rằng, cần có chính sách vay vốn nhằm hỗ trợ nạn nhân mua bán người.

Đại biểu cho rằng, vấn nạn mua bán người xảy ra ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực tế hiện nay, vấn nạn này còn diễn biến rất phức tạp và trên phạm vi cả nước.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quy định thêm ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp.

Qua đó, nhằm tạo động lực và điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống mua bán người.

Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu)

Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu)

Về hỗ trợ vay vốn (Điều 43), đại biểu Lê Thị Ngọc Linh đề nghị Chính phủ cần có chính sách riêng, nhất là chính sách vay vốn nhằm tạo công ăn việc làm cho các nạn nhân mua bán người.

Qua đó, để họ có thêm điều kiện, có thêm niềm tin, có thêm động lực trong cuộc sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ