Dạy và học Tiếng Anh ở Điện Biên: Quyết tâm vượt khó

GD&TĐ - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới nghèo với nhiều đồng bào DTTS sinh sống. Mấy năm gần đây, ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên đã có những nỗ lực không biết mệt mỏi trong triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2025 nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trườnghọc trên địa bàn tỉnh.

Việc học tiếng Việt đã là ngoại ngữ với HS DTTS, tiếng Anh là ngoại ngữ thứ hai, đây là rào cản lớn đối với các tỉnh miền núi như Điện Biên. Ảnh: T.G
Việc học tiếng Việt đã là ngoại ngữ với HS DTTS, tiếng Anh là ngoại ngữ thứ hai, đây là rào cản lớn đối với các tỉnh miền núi như Điện Biên. Ảnh: T.G

Xuất phát điểm thấp

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Na Sang thuộc xã Na Sang, huyện Mường Chà (Điện Biên) hầu hết học sinh là con em đồng bào DTTS. Điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được ở đây là không khí học tập sôi nổi chẳng khác gì ở các trường trung tâm thành phố.

Hơn 10 năm là giáo viên trực tiếp đứng lớp môn Tiếng Anh, giờ đây với cương vị Phó Hiệu trưởng nhưng thầy giáo Nguyễn Trung Dũng vẫn lên lớp giảng dạy. Hôm nay, thầy Dũng dạy tại lớp 6A1. Đây là lớp học được nhà trường lựa chọn làm thí điểm trong thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT. Hơn ai hết, thầy Dũng có thể cảm nhận được những rào cản nhất định trong quá trình thực hiện đề án này.

Một trong những khó khăn có thể kể đến đó là điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương. Ở một xã có đến 73,4% hộ nghèo thì việc đầu tư thiết bị nghe, nhìn, băng, đĩa cho con em học ngoại ngữ ở nhà thì hầu như không có. Thêm vào đó, do hầu hết HS là con em đồng bào DTTS, thế nên việc học tiếng Việt với các em đã là một ngoại ngữ. Đằng này, thêm môn Tiếng Anh, nghĩa là các em đang đồng thời học cả 3 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng “mẹ đẻ”. Đấy là chưa kể đến môi trường giao tiếp không có. Thế nên tất cả việc học tiếng Anh với các em chỉ phụ thuộc vào các giờ giảng trên lớp.

“Việc triển khai Đề án Ngoại ngữ đối với trường chúng tôi gặp khó bởi phần lớn các yếu tố xuất phát từ phía HS. Một số HS mặc dù bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3 nhưng bởi các yếu tố về điều kiện kinh tế, điều kiện giao tiếp hầu như không có nên chất lượng đầu vào đối với nhà trường là rất hạn chế”, thầy Nguyễn Trung Dũng tâm sự.

Na Sang là một trong những xã thuộc diện thuận lợi so với mặt bằng chung mà còn như thế, như vậy có thể hiểu, còn hàng trăm ngôi trường khác ở tỉnh Điện Biên nghèo sẽ đứng trước những khó khăn như thế nào trong quá trình triển khai đề án này.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực học cho GV tiếng Anh

Năm học 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Điện Biên đã chỉ đạo thực hiện 14 hoạt động chính, trong đó, đáng chú ý là việc triển khai dạy học SGK Tiếng Anh 10 năm cho các cấp học; đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh các cấp học, hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ; Triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ đối với các môn học và dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ hay như việc triển khai các chương trình làm quen ngoại ngữ ở cấp học mầm non.

Đến nay, việc thực hiện chương trình tiếng Anh hệ 10 năm ở các trường tiểu học, THCS và THPT chương trình tiếng Anh hệ 10 năm được mở rộng ở các cấp học.

Năm học 2018 - 2019, ở Điện Biên đã có 75% số trường tiểu học, 45% số trường ở cấp THCS và 15% số trường THPT tổ chức dạy Tiếng Anh hệ 10 năm. Trong số đó, 100% HS cấp tiểu học và THCS khu thành phố Điện Biên Phủ thực hiện chương trình tiếng Anh hệ 10 năm, 100% HS lớp 3 và lớp 6 tại huyện Điện Biên thực hiện chương trình tiếng Anh hệ 10 năm.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đại học Thái Nguyên tiến hành khảo sát và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên Tiếng Anh của tỉnh.

Đã có 124 giáo viên cốt cán môn Tiếng Anh ở các huyện, thị xã, thành phố cấp tiểu học, THCS và THPT được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh học sách giáo khoa chương trình tiếng Anh hệ 10 năm. Ngoài các đợt bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức, năm học trước đã có 100 giáo viên tiếng Anh các cấp được học về năng lực sử dụng ngoại ngữ trong lớp học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; phương pháp giảng dạy các hoạt động ngoại khóa.

Bên cạnh đó, hoạt động triển khai các chương trình làm quen ngoại ngữ bậc mầm non đã được ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên chú trọng thực hiện. Hiện nay, chương trình này đã và đang được triển khai tại 10 trường mầm non. Ghi nhận ban đầu thì đây sẽ là nền tảng quan trọng giúp cho HS vùng cao như Điện Biên có được hứng thú với môn Tiếng Anh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.