Dạy môn Khoa học tự nhiên với phương pháp hiện đại

GD&TĐ - Tiết dạy môn Khoa học Tự nhiên được xây dựng dưới dạng hoạt động trải nghiệm STEM với phương pháp hiện đại đã giúp học sinh hào hứng với bài học.

Học sinh hào hứng tham gia bài học.
Học sinh hào hứng tham gia bài học.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức chuyên đề cấp thành phố môn Khoa học Tự nhiên lớp 8, nội dung Hóa học. Thực hiện tiết dạy là cô Phạm Thị Hường, giáo viên Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai) với bài học “Nồng độ dung dịch (tiết 3)”.

Dự giờ tiết dạy có đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai, chủ biên sách giáo khoa Khoa học tự nhiên cùng các thầy cô là chuyên viên phòng GD&ĐT, giáo viên cốt cán bộ môn Khoa học tự nhiên các trường THCS thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mục đích của chuyên đề là trao đổi kinh nghiệm, triển khai thực hiện chương trình GPPT 2018 nói chung và kinh nghiệm giảng dạy bộ môn KHTN 8 nói riêng. Tiết dạy minh họa chuyên đề phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh thông qua bài học “Nồng độ dung dịch (tiết 3)” được cô giáo Phạm Thị Hường và các em học sinh trường THCS Hoàng Mai thực hiện.

Chuyên đề có sự tham dự của đông đảo giáo viên cốt cán môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chuyên đề có sự tham dự của đông đảo giáo viên cốt cán môn khoa học tự nhiên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cấu trúc tiết học được xây dựng dưới dạng một hoạt động trải nghiệm STEM, đây là cấu trúc đặc trưng của môn Khoa học Tự nhiên. Trong đó thể hiện rõ được 3 yếu tố: S - Science (Khoa học); T - Technology (Kỹ thuật) và M - Math (Toán).

Cụ thể, thông qua bài học, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức về Khoa học tự nhiên là khái niệm nồng độ mol, công thức tính nồng độ mol của một dung dịch (Science). Các em học sinh vận dụng kiến thức về Toán học để chuyển hóa công thức tính nồng độ mol dung dịch thành các công thức khác và tính toán được khối lượng chất tan cần dùng để pha chế dung dịch (Math).

Thông qua thực hành pha chế dung dịch có nồng độ mol cho trước, học sinh tự lập kế hoạch, tự đưa ra giải pháp để pha chế dung dịch, rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo và các đồ dùng, thiết bị đặc trưng của bộ môn (Technology).

Học sinh hào hứng phát biểu xây dựng bài.

Học sinh hào hứng phát biểu xây dựng bài.

Với chuyên đề này, học sinh được phát triển những năng lực và phẩm chất thông qua hoạt động tìm hiểu và báo cáo về khái niệm nồng độ mol, công thức tính nồng độ mol và các công thức chuyển đổi; các em tự lập kế hoạch và thực hiện pha chế một dung dịch theo nồng độ mol cho trước. Sau đó, viết, trình bày báo cáo và thảo luận nhóm rất rõ ràng và mạch lạc.

Không những thế, năng lực tự chủ và tự học cũng được phát huy tính khi tích cực tìm hiểu về khái niệm nồng độ mol, công thức tính nồng độ mol và các công thức chuyển đổi.

Đặc biệt tiết học đã khai thác triệt để công nghệ chuyển đổi số trong dạy học với hệ thống camera mô tả các hoạt động của quá trình dạy học, không những thế kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của học sinh cũng được phát huy thông qua trò chơi trên ứng dụng Quizizz.

Học sinh hào hứng học môn Khoa học Tự nhiên.

Học sinh hào hứng học môn Khoa học Tự nhiên.

Trong quá trình thảo luận và đưa ra kết luận, các em học sinh mạnh dạn lên trình bày kết quả hoạt động nhóm, sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm nồng độ mol, công thức tính nồng độ mol và các công thức chuyển đổi.

Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của cô giáo, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận, học sinh bốc thăm nhiệm vụ cá nhân và trình bày ý kiến của mình trong quá trình hoạt động nhóm.

Xuyên suốt trong quá trình học, học sinh được tự đánh giá, đánh giá kết quả học tập của các bạn và của nhóm khác cũng như nhận xét, đánh giá của giáo viên từ đó giúp học sinh học được qua cả những lỗi sai của mình.

Những phương pháp dạy học hiện đại được áp dụng thuần thục.

Những phương pháp dạy học hiện đại được áp dụng thuần thục.

PGS. TS Đặng Thị Oanh, đồng Chủ biên sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên của bộ sách Cánh Diều cho rằng: Tiết chuyên đề đã đạt được mục tiêu đề ra. Học sinh sôi nổi, tích cực và thể hiện rất tốt khả năng tự học, tự nghiên cứu của các em.

Các em cũng bộc lộ rất tốt những kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng thực hành, điều này chứng tỏ các em đã được giáo viên định hướng và rèn luyện tốt trong suốt quá trình học trước đó.

Ông Đặng Trần Xuân - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao việc thiết kế bài giảng và phương pháp dạy học trong tiết dạy chuyên đề do cô giáo Phạm Thị Hường thực hiện.

Chuyên đề đã giúp các thầy, cô giáo có cơ hội trao đổi, nâng cao chuyên môn, tìm hiểu thêm các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để áp dụng trong các giờ dạy nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Đặc biệt, tiết chuyên đề đã giúp các thầy cô hiểu rõ hơn và có thêm những kinh nghiệm mới trong việc thực hiện phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, gắn với các giờ dạy trong thực tiễn và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các bài dạy theo định hướng giáo dục STEM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các lớp học tại Pháp thường rơi vào tình trạng quá tải.

Vì sao giáo viên Pháp đồng loạt bỏ nghề?

GD&TĐ - Trước tình trạng lương thấp, sĩ số lớp học đông và nhu cầu đổi mới giáo dục ngày càng tăng, giáo viên Pháp đồng loạt bỏ việc với số lượng kỷ lục.

Thời tiết hôm nay 18/9: Cả nước có mưa

Thời tiết hôm nay 18/9: Cả nước có mưa

GD&TĐ - Dự báo thời tiết hôm nay (18/9), Bắc Bộ mưa rào, có nơi mưa to; Trung Bộ mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; Nam Bộ mưa vừa, mưa to đến rất to.