Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học

GD&TĐ - Sáng 9/11, tại TPHCM, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc dự và chủ trì hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã nêu ra 4 nội dung nhất quán trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại các cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó các đơn vị phải tăng cường công bố khoa học, trọng tâm là công bố quốc tế. Việc công bố phải từ thực chất của nhà trường, không chạy theo thành tích. Nếu các nghiên cứu từ đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường thì rất tốt và cần khuyến khích, đây là sự phát triển lâu dài của nhà trường.

Liên quan đến ứng dụng chuyển giao và doanh thu ứng dụng chuyển giao nghiên cứu khoa học, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, dẫn đến các trường trong hệ thống nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí để hoạt động, nguồn thu từ khoa học công nghệ không nhiều, nhất là trong ứng dụng chuyển giao. Chính điều này cản trở việc xây dựng các trường đại học theo định hướng nghiên cứu.

Các đại biểu chủ trì phần tham luận.

Các đại biểu chủ trì phần tham luận.

“Đối với trường đại học, đào tạo và nghiên cứu không được tách rời nhau, phải là 2 mà 1. Nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng đào tạo. Phải dùng thành quả nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng, cải tiến chương trình đào tạo mang thực tiễn vào giảng đường đại học, từ đó mang lại lợi ích thật sự cho người học”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.

Cũng theo chia sẻ của Thứ trưởng, đối với ngành giáo dục đào tạo, các nghiên cứu phải có một tỉ lệ nhất định quan tâm thoả đáng đến ngành và khoa học giáo dục, để phục vụ cho đổi mới căn bản GD&ĐT và thực hiện thành công.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị, trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, các trường đại học cần phải đầu tư công sức nỗ lực nhiều hơn để đạt được các mục tiêu. Đồng thời mong muốn các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT phải gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ này.

Báo cáo đề dẫn hội thảo, TS Hoàng Hoa Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ GD&ĐT) cho biết, hoạt động khoa học công nghệ của Bộ GD&ĐT chia làm 4 khối: kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư y, kinh tế và khoa học giáo dục.

Hội thảo là dịp để các đại biểu nhìn lại thực trạng hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2017-2021, từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng để đẩy mạnh khoa học công nghệ trong thời gian tới.

GS-TS Sử Đình Thành tham luận tại hội thảo.

GS-TS Sử Đình Thành tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe những tham luận đến từ đại diện các trường đại học về hoạt động, thành tựu nghiên cứu đổi mới sáng tạo và khoa học giáo dục, cũng như những định hướng, giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đổi mới sáng tạo đến năm 2030,... Bên cạnh đó các đại biểu cũng đã tham gia thảo luận và nêu ra nhiều ý kiến về hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.

GS-TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TPHCM cho biết, hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo là chủ đề nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng như các cơ sở giáo dục đại học. Bởi đây là xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục đại học hiện đại.

Đặc biệt dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, càng cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo không chỉ đơn giản là thay đổi phương thức quản lý, mà trên hết cần phải có một cách tiếp cận mới, tư duy mới, triết lý mới cho sự phát triển.

“Không đứng ngoài xu thế đó, Trường đại học Kinh tế TPHCM không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đồng thời nhà trường tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu cho đến công tác quản trị”, GS-TS Sử Đình Thành chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.