Ứng dụng số hóa nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

GD&TĐ - Nhiều vấn đề quan trọng về nghiên cứu cơ bản trên cơ sở ứng dụng và công nghệ hóa học được bàn luận tại Hội thảo quốc gia diễn ra ở TP Huế.

Các đại biểu, các nhà khoa học chụp hình lưu niệm tại Hội thảo khoa học “Số hoá trong nghiên cứu cơ bản & ứng dụng và công nghệ hóa học”.
Các đại biểu, các nhà khoa học chụp hình lưu niệm tại Hội thảo khoa học “Số hoá trong nghiên cứu cơ bản & ứng dụng và công nghệ hóa học”.

Ngày 7/10, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế (TP Huế) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Số hoá trong nghiên cứu cơ bản & ứng dụng và công nghệ hóa học”. Hội thảo có sự tham gia phối hợp tổ chức của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS), Hội Hóa lý thuyết và Hóa tin Việt Nam (VATCC), Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế và các cơ sở giáo dục uy tín trong nước như Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế; Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP. Hồ Chí Minh; Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; Trường ĐH Tôn Đức Thắng; Trường Đại học Quy Nhơn; Trường ĐH Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng; Trường ĐH Duy Tân; Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Công ty Vina Link Group…

Hội thảo quy tụ gần 150 nhà khoa học, giảng viên đại học, giáo viên Hóa học phổ thông tham dự trực tiếp và bao gồm tổng cộng 7 báo cáo toàn thể của 7 nhà khoa học đến từ mọi miền của đất nước. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học đến từ các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp khắp mọi miền của tổ quốc có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về nghiên cứu khoa học. Hội thảo tập trung giải quyết một số vấn đề như: Ứng dụng số hóa trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; Các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn và phục vụ cộng đồng.

PGS.TS Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm phát biểu tại khai mạc Hội thảo.

PGS.TS Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm phát biểu tại khai mạc Hội thảo.

Phát biểu tại khai mạc hội thảo, PGS.TS Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm cho biết: “Việc tổ chức là hoạt động thiết thực, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường cũng như công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Các nhà hóa học đã rất năng động tiếp cận hướng nghiên cứu, sử dụng các phương pháp tính lượng tử như phiến hàm mật độ (DFT), gắn kết phân tử (molecular docking) để khám phá thuốc điều trị ung thư, thuốc chống oxy hóa, hoặc thuốc ức chế virus SARS-CoV-2,…

Ở Việt Nam, nghiên cứu về vật liệu nano ngày càng thu hút được chú ý không những của các nhà Hóa học mà còn Vật lý học, Vật liệu học, Y học. Mặc dù còn nhiều khó khăn về đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhưng đã có những nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu nano, bước đầu tạo ra những nền tảng tri thức tương đối vững chắc cũng như tạo ra những sản phẩm sử dụng công nghệ nano”.

TS. Phạm Minh Quân – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, trình bày tham luận “Những kết quả cập nhật trong nghiên cứu sàng lọc, tìm kiếm nhanh các hoạt chất tiềm năng ức chế thụ thể Main Protease của Virus SARS-CoV-2”.

TS. Phạm Minh Quân – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, trình bày tham luận “Những kết quả cập nhật trong nghiên cứu sàng lọc, tìm kiếm nhanh các hoạt chất tiềm năng ức chế thụ thể Main Protease của Virus SARS-CoV-2”.

“Tôi hy vọng rằng, các nhà khoa học sẽ tiếp tục có những công trình nghiên cứu ý nghĩa, có sức ảnh hưởng lớn để góp phần vào sự phát triển của hóa học nước nhà cũng như sự thành công của công cuộc chuyển đổi số hiện nay” – ông Phương nhấn mạnh.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, giảng viên, giáo viên và sinh viên tham gia.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, giảng viên, giáo viên và sinh viên tham gia.

Các báo cáo tập trung vào những vấn đề lớn của hội thảo và có tính thời sự như: Ứng dụng chuyển đổi số trong triển khai và quản lý thực phẩm chức năng; Nghiên cứu sàng lọc, tìm kiếm nhanh các hoạt chất tiềm năng ức chế thụ thể Main Protease của virus SARS-CoV-2; liệu pháp ung thư quang động lực dựa trên hạt nano phát quang ngược kích hoạt bằng ánh sáng cận hồng ngoại.

Kết quả của Hội thảo đóng góp vào việc ứng dụng số hóa để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đưa ra các giải pháp chuyển giao công nghệ các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn đời sống.

Giám đốc Đại học Huế (thứ 2 từ phải qua) tặng hoa cho các đại biểu.

Giám đốc Đại học Huế (thứ 2 từ phải qua) tặng hoa cho các đại biểu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.