Đẩy mạnh giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình dành cho người học

GD&TĐ -Sáng 20/12, tại TP.HCM, Vụ Giáo dục chính trị và công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) tổ chức Hội thảo, tập huấn về nội dung, phương pháp tuyên truyền giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình dành cho người học.

Đại diện các Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo
Đại diện các Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo

Tại đây các đại biểu đến từ  Sở GD&ĐT của nhiểu tỉnh, thành đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm việc thực hiện Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tháng 11/2013) và được Bộ GD&ĐT ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án vào tháng 8/2014.

Từ thực tiễn thực hiện nội dung nói trên của các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cũng đưa ra những góp ý để Bộ GD&ĐT hoàn chỉnh bộ tài liệu tham khảo để thực hiện tốt việc tuyên truyền giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình dành cho người học trong giai đoạn tới.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương, Trưởng phòng Công tác HSSV Sở GD&ĐT Đà Nẵng, đề xuất: Thời gian qua, dù ngành GD&ĐT Đà Nẵng đã phối hợp với nhiều tổ chức, ba ngành, triển khai nhiều tài liệu với nội dung nói trên cùng những cách làm hay, đạt hiệu quả tốt, nhưng vẫn rất cần một bộ tài liệu chuẩn về tuyên truyền giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình dành cho người học.

Từ bộ tài liệu đó, sẽ là chuẩn về nội dung, phương pháp tuyên truyền để tất cả các cơ sở giáo dục sử dụng đồng bộ, hiệu quả.

Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương, Trưởng phòng Công tác HSSV Sở GD&ĐT Đà Nẵng góp ý tại Hội thảo
Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương, Trưởng phòng Công tác HSSV Sở GD&ĐT Đà Nẵng góp ý tại Hội thảo 

“Chúng tôi luôn cho rằng, công tác về tuyên truyền giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình dành cho người học là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của các trường học.

Vì vậy bộ tài liệu hoàn chỉnh là rất cần thiết cho công tác này và rất mong muốn Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo triển khai sớm tài liệu này trong cả nước để thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả” - ông Vương nói.

Đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng đưa ra đề xuất về khung tài liệu: Tài liệu cần cô đọng nhất, dễ sử dụng nhất và gần gũi nhất. Trong đó nội dung cho người cán bộ quản lý và giáo viên cần hệ thống lại cơ sở pháp lý, quy định của pháp luật về xây dựng gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình một cách cô đọng nhất.

Bên cạnh đó là sự đánh giá chi tiết và những minh chứng cụ thể về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Xác định từng nhóm đối tượng tương ứng với mỗi cấp học. Mỗi đối tượng sẽ có nội dung, hình thức tuyên truyền như thế nào để các ngành tham khảo.

Đại biểu tham dự tham gia ý kiến góp ý
Đại biểu tham dự tham gia ý kiến góp ý

Về cách làm của ngành GD&ĐT Đà Nẵng, để công tác nói trên đạt hiệu quả cao, theo ông Vương, đã có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị, lãnh đạo TP rất quan tâm đến việc thực hiện tuyên truyền giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình dành cho người học nói riêng và cho mọi đối tượng. Đơn cử như năm 2017 TP đầu tư gần 600 triệu đồng để tăng cường công tác tuyên truyền cho người học.

Thêm vào đó ngành đã phối hợp với Sở Văn hóa,thể thao, Hội liên hiệp phụ nữ… đồng loạt triển khai nhịp nhàng. Ngành luôn xác định, đối tượng của ngành là HSSV, nên tập trung chủ yếu là thay đổi nhận thức, hành vi, ở góc độ là quyền tham gia của trẻ em, thanh thiếu niên của gia đình như thế nào và chuẩn bị hành trang cho tương lai ra sao và cụ thể hóa mục tiêu đó bằng những cách làm hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.