Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và nhà trường

GD&TĐ -Ngày 1/12, hưởng ứng sự kiện của Việt Nam về việc khởi động sáng kiến toàn cầu “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học”, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Lễ phát động “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ trong gia đình và trường học” tại trường THCS Thanh Xuân, Quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã tới dự và chủ trì Lễ phát động.

Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và nhà trường

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền Trẻ em năm 1990. Công ước tuyên bố rằng: “Trẻ em có quyền được chăm sóc đầy đủ và toàn diện ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành”.

Tuy nhiên, hiện nay bạo lực thân thể trẻ em vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng trên 2000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại cần được hỗ trợ, can thiệp.

Theo báo cáo của Bộ Công an, mỗi năm cả nước xảy ra 3.000-4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó có khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục được phát hiện.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức tầm nhìn thế giới khảo sát, phỏng vấn học sinh tại 02 tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, có 44% trẻ em bị bạo lực, trong đó 23% bị đánh, tát, đòn roi.

Trong báo cáo mới đây về can thiệp và hỗ trợ theo đường dây nóng 18001567 phản ánh về bạo lực trẻ em thì trong 689 ca bạo lưc trẻ em, có đến 06/10 ca bạo lực thân thể, trong đó: 04 ca bạo lực gia đình, 02 ca bạo lực học đường.

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra trong gia đình và trường học đã được phát hiện, khiến dư luận xã hội bất bình và lo ngại. Hậu quả của việc trẻ bị bạo hành về thể chất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tổn thương tinh thần, trí tuệ, sự phát triển toàn diện và tương lai của trẻ em, của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại lễ phát động
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại lễ phát động

Để giảm thiểu và ngăn chặn vấn đề bạo lực thân thể đối với trẻ em, trong gia đình, nhà trường và xã hội,Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, đã nêu ra những giải pháp:

  Các nhà trường cần phải: Lồng ghép việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với cuộc  vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, bằng tấm gương thực tiễn và bằng hành động cụ thể của thầy, cô giáo trong nhà trường.

Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo; Tích cực chỉ đạo và triển khai có hiệu quả Đề án “Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020”; Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”;

Triển khai thực hiện Nghị định số 80 của Chính phủ quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; tiếp tục triển khai các hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; triển khai công tác tư vấn học đường và thực hiện chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường, Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Theo báo cáo của Bộ Công an, mỗi năm cả nước xảy ra 3.000-4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó có khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục được phát hiện.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức tầm nhìn thế giới khảo sát, phỏng vấn học sinh tại 02 tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, có 44% trẻ em bị bạo lực, trong đó 23% bị đánh, tát, đòn roi.

Trong báo cáo mới đây về can thiệp và hỗ trợ theo đường dây nóng 18001567 phản ánh về bạo lực trẻ em thì trong 689 ca bạo lưc trẻ em, có đến 06/10 ca bạo lực thân thể, trong đó: 04 ca bạo lực gia đình, 02 ca bạo lực học đường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.